TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 001174988
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Gốm Gò Sành hội ngộ cùng điêu khắc đá Chămpa
30.05.2010 21:35 - 5008

Xem hình
Trong vài năm gần đây, hàng ngàn hiện vật thuộc dòng gốm Gò Sành được biết đến như một phát hiện có ý nghĩa trong lịch sử phát triển của vương triều Vijaya của người Chăm (Bình Định

Trong vài năm gần đây, hàng ngàn hiện vật thuộc dòng gốm Gò Sành được biết đến như một phát hiện có ý nghĩa trong lịch sử phát triển của vương triều Vijaya của người Chăm (Bình Định). Gốm Gò Sành được xem là sản phẩm của sự biến chuyển và giao thoa giữa các nền văn hóa thể hiện trên từng sản phẩm đất nung với vẻ đẹp kỳ bí. Lần đầu tiên gốm Gò Sành được trưng bày triển lãm tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã thu hút được sự chú ý của công chúng trong và ngoài nước. Đây chính là tâm huyết và cũng là tấm lòng trân trọng của người chủ nhân bộ sưu tập này - ông Nguyễn Vĩnh Hảo đối với những giá trị văn hóa của quê nhà.

Từ  phát hiện tình cờ














Du khách nước ngoài tham quan phòng triển lãm gốm Gò Sành.

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo, chủ nhân của Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa Bình Định cho biết, cuối năm 1974, một loạt bom Mỹ thả xuống làng Gò Sành thuộc xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Sức công phá của bom đạn đã làm lộ diện một lò nung gốm cổ cùng hàng nghìn hiện vật bị vùi sâu dưới lòng đất từ hàng trăm năm qua; qua đó làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử của chủ nhân vùng đất mà trước đó đã có nhiều năm tìm tòi, phát hiện nhưng vẫn bế tắc.

Vốn là một người sản xuất và buôn gốm sứ lớn trong vùng, ông Nguyễn Hượt (cha ruột của ông Nguyễn Vĩnh Hảo), chủ lò gốm Kim Môn (Phù Mỹ-Bình Định) trong quá trình tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất, đã phát hiện nhiều chum, lọ gốm thô và có men lạ ở quanh vùng ông sinh sống. Từ đó, ông chuyên tâm tìm hiểu và xây dựng bộ sưu tập gốm.

Tuy nhiên, trong thư tịch cổ lẫn hiện trường, trên vùng đất Bình Định chưa hề hé lộ bất kỳ lò nung gốm nào có niên đại tương đương. Vì vậy, sau khi lò gốm cổ vừa bị bom Mỹ phát lộ, ông đến ngay. So sánh hiện vật tại chỗ với những gì lưu giữ trong bộ sưu tập, ông nhận định vùng Gò Sành (Bình Định) và lân cận đã tồn tại một trung tâm sản xuất gốm của tiền nhân Chăm phục vụ cho sinh hoạt của cư dân và vương triều Vijaya lúc bấy giờ.

Đầu năm 1974, ông Hượt vào Sài Gòn công bố phát hiện của mình. Tuy nhiên, do điều kiện khốc liệt của chiến tranh không có khả năng tổ chức tìm kiếm, khai quật; thiếu tài liệu, thư tịch... nên những cố gắng đầy tâm huyết của ông chủ lò gốm Kim Môn  chưa tạo được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu văn hóa.

Đến một bảo tàng tư nhân vô giá

Tiếp nhận những cổ vật quý giá của gia đình, đầu năm 2006, ông Nguyễn Vĩnh Hảo thành lập nhà trưng bày gốm cổ tư nhân đầu tiên tại thành phố Quy Nhơn. Tại đây trưng bày chủ yếu là dòng gốm Gò Sành được sản xuất duy nhất tại Bình Định, do người Chăm cổ sản xuất từ thế kỷ XI đến XIV; sau đó người Việt kế thừa và phát triển nó đến thế kỷ XVIII. Bộ sưu tập của bảo tàng gia đình (khoảng 1.300 hiện vật) là những sản phẩm được sản xuất từ thế kỷ XI đến XVIII.

Trong đó, đồ thờ tự (tượng gốm, phù điêu, đồ trang trí đền tháp…) gần 80 món; đồ tế tự (vật dụng bằng gốm men cao cấp sử dụng trong Hoàng gia Chăm) gần 200 món; đồ xuất khẩu (gốm gia dụng, mỹ nghệ gồm chum, chóe, bình, tách chén, bát tráng men) hơn 800 món; và gốm gia dụng (đồ đất nung, men nhẹ lửa…) hơn 200 món.

Đợt trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lần này, ông Nguyễn Vĩnh Hảo giới thiệu hơn 100 hiện vật trong bộ sưu tập đồ sộ của mình. Trong đó, có một số có giá trị đặc biệt, như nhiều tượng thần bằng đất nung, cặp bình tai bèo cổ tiện, bộ đồ ngự dụng men trắng (bạch định)...; có hiện vật được xem là độc bản, được các nhà sưu tầm và nghiên cứu đánh giá cao, như pho tượng đất nung Dravapala (môn thần), hay chiếc đĩa ngự dụng rồng năm móng cỡ lớn, vẽ tích Long Vân Khánh Hội...














Một số góc triển lãm gốm Gò Sành tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

“Di sản chỉ phát huy được giá trị khi nó được nhiều người biết đến và cảm nhận được dòng chảy của thời gian, dòng chảy của lịch sử trong mỗi hiện vật. Chính vì thế, đợt trưng bày triển lãm gốm Gò Sành tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lần này nhằm mục đích giới thiệu một cách rộng rãi dòng gốm cổ Gò Sành, di sản văn hóa của quê hương Bình Định đến đông đảo du khách gần xa. Đây cũng là tấm lòng trân trọng của bản thân đối với những giá trị văn hóa của quê nhà” - Ông Nguyễn Vĩnh Hảo tâm sự.


Bộ sưu tập gốm cổ Gò Sành của Nguyễn Vĩnh Hảo đã giúp người xem hình dung về một thời vàng son, giao thương rộng rãi và bước tiến trong kỹ thuật làm gốm của người Chămpa. Hơn 500 năm trôi qua, những gì còn sót lại của gốm Gò Sành đã trở thành vô giá. Bởi chúng là sản phẩm của một dòng gốm chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong một giai đoạn lịch sử của nhân loại. Những nghiên cứu ban đầu về gốm Gò Sành đã cho thấy, bên cạnh nghệ thuật điêu khắc đá, nghệ thuật chế tác gốm đã có một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Chămpa.



Bài và ảnh: VĨNH KHANG



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Không gian thiền định [25.06.2007 18:58]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2024 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn