TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930466
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Nghĩ từ một tổ đường
30.05.2010 21:33 - 1771

Xem hình
An Vinh, An Thái, Thuận Truyền là ba làng võ xưa nổi tiếng của đất Bình Định. "Roi Thuận Truyền, quyền An Thái", hay "Trai An Thái, gái An Vinh" là những câu ca truyền tụng trong dân gian bao đời.

TT - Hằng năm, cứ vào ngày 18 tháng giêng, các môn đệ của phái võ Bình Thái Đạo (Bình Định An Thái) lại tề tựu về tổ đường nằm bên dòng sông Côn dự ngày giỗ tổ.

Sổ tay:

 An Vinh, An Thái, Thuận Truyền là ba làng võ xưa nổi tiếng của đất Bình Định. "Roi Thuận Truyền, quyền An Thái", hay "Trai An Thái, gái An Vinh" là những câu ca truyền tụng trong dân gian bao đời.











Tổ đường Bình Thái Đạo giờ chẳng khác một ngôi nhà hoang - Ảnh: T.N.T.
Diệp Trường Phát (tức Tàu Sáu, sinh năm 1896) là người có công sáng lập môn phái Bình Thái Đạo phối hợp giữa võ công Trung Hoa và Việt Nam, xuất hiện tại vùng An Thái - Bình Định vào những năm 1920. Tổ đường hiện nay cũng chính là ngôi nhà ngày xưa tổ sư Diệp Trường Phát ở và truyền dạy võ thuật cho các môn đệ.

Đó là một ngôi nhà đặc trưng kiến trúc cổ, tiếc thay giờ đây sân trước không còn rào ngõ, chẳng một bóng cây; trong nhà rui kèo mối mọt, sân sau là nơi dạy võ giờ trơ trụi bốn bức tường đá ong, dần rơi rụng từng viên; giếng nước cạn khô... Nói chung, nếu không có khói hương, những mâm cỗ truyền thống trong gian nhà giữa, không có những môn đệ đang múa võ trước sân, ngôi nhà tổ đường chẳng khác một ngôi nhà hoang.


Hỏi bà Diệp Lệ Bích (chưởng môn đời thứ ba Bình Thái Đạo) thì được biết gia đình bà đã định cư tại Anh từ năm 1979, vài năm nay bà mới có điều kiện về quê trong ngày giỗ tổ, còn trước đó chỉ gửi tiền về đóng góp. Bà Diệp Lệ Bích rất muốn tu bổ lại ngôi nhà này, nhưng tổ đường đang là ngôi nhà sổ đỏ của người bác gái. Hiện người bác gái không ở đây mà về ở với con cái do tuổi già sức yếu. Ngôi nhà tạm thời cho những công nhân cầu đường thuê làm chỗ ở với giá 300.000 đồng/tháng. Để có thể tổ chức ngày giỗ tổ phải "đàm phán" với những người thuê nhà và cho tám môn đệ quét dọn gần cả ngày.


Điều đáng suy nghĩ ở đây là ngôi tổ đường Bình Thái Đạo nếu không tu bổ kịp thời sẽ trở thành một phế tích. Nhưng ai là người có nhiệm vụ tu bổ? Với tư cách chưởng môn đời thứ ba Bình Thái Đạo, bà Diệp Lệ Bích rất muốn làm công việc đó nhưng bà đâu phải là chủ sở hữu ngôi nhà? Còn người chủ sở hữu ngôi nhà thì hầu như không quan tâm ở góc độ một di chỉ văn hóa?


Võ sư Nguyễn Vĩnh Hảo (chủ bảo tàng tư nhân gốm cổ Gò Sành tại Quy Nhơn, Bình Định, thành viên ban tổ chức festival võ Bình Định), đưa ra một gợi ý: "Theo tôi, Nhà nước nên đứng ra làm công việc trùng tu ngôi nhà này, biến nơi đây thành một địa chỉ văn hóa, không chỉ là nơi để các môn đệ Bình Thái Đạo trở về mà còn là nơi để khách du lịch tham quan, thưởng lãm. Tại sao chúng ta có thể bỏ ra rất nhiều tiền để tổ chức một festival, lại không thể bỏ tiền để làm một công việc thực tế, đầy ý nghĩa như thế?".


Hỏi chuyện những bậc cao niên trong làng, cũng là môn đệ của Bình Thái Đạo, ai cũng có một tâm nguyện như thế. Còn chúng tôi, trong một ngày đến đất An Thái, thưởng thức món bún Song Thằng, món heo quay chảo đặc thù ngon nức tiếng, để nhớ đến câu ca trong ngày hội đổ giàn: "Tiếng đồn An Thái, Bình Khê/ Nhiều tay giỏi võ có nghề tranh heo".


Nghe nói hội đổ giàn (diễn ra vào dịp lễ Vu lan tại An Thái, An Nhơn, Bình Định) mấy năm qua không được tổ chức, người giỏi võ ở An Thái không có dịp trổ tài. Có lẽ vì thế trong ngày giỗ tổ năm nay cái rộn ràng, náo nức của các môn đệ trẻ tăng lên gấp bội. Giữa sân nắng chang chang, những bài quyền thi triển trông thật ngoạn mục. Rời An Thái, đi dọc sông Côn lại nghĩ về những không gian văn hóa đang mất dần giữa làng quê dù lòng người không hờ hững.





(Theo .Tuổi Trẻ Online )



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn