TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930509
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Dấu ấn trong lòng đất
10.09.2009 10:23 - 2561

Xem hình
Cuộc triển lãm đó đã qua gần 1 năm, vậy mà âm hưởng vẫn còn lưu lại tới ngày nay.

Năm 2008, triển lãm gốm cổ “Từ Gò Sành đến Quảng Đức” đã mở ra một mạch tư tưởng lớn để hậu thế có thể hình dung ra dòng chảy văn hoá lịch sử của hai vùng đất từ Vijaya Chămpa Bình Định đến Aryaru Phú Yên thông qua những hiện vật gốm đã tồn tại từ nhiều thế kỷ qua...

Cả hai dòng gốm đều chứa đựng những câu chuyện về lịch sử-văn hoá dài lâu của một vùng đất vốn một thời, từng là 2 trung tâm sản xuất gốm trên bản đồ gốm cổ Việt Nam. Tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có một bản đồ đánh dấu hai trung tâm sản xuất gốm Gò Sành -Bình Định và Quảng Đức - Phú Yên, một của vùng đất Champa xưa, một của vùng biên viễn Phú Yên, nằm trong thừa tuyên Quảng Nam đạo của Đại Việt thời Lê Thánh Tông.


Nếu như gốm Gò Sành vốn được giới nghiên cứu biết tới khá kỹ bởi sự phát lộ sớm từ trước 1975, là dấu ấn vàng son dưới vương triều Vijaya Champa xưa, thì gốm cổ Quảng Đức là một câu chuyện về sự lan tỏa, chuyển dời và phát triển. Cũng như những dòng khác, gốm Quảng Đức kế thừa kỹ thuật chế tác, việc tạo men màu từ gốm sứ Trung Hoa hay các dòng gốm bản địa của người Chăm.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, đây là một kiểu cách tạo gốm khá độc đáo với đất sét lấy ở vùng An Định, tạo men màu nhờ hỏa biến sò huyết ở đầm Ô Loan, nhiên liệu đốt lò dùng toàn cây chành rành và củi bằng lăng, một loại cây đặc trưng của vùng An Thạch. Điều khiến giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu thích thú là tất cả gốm cổ Quảng Đức điều có dấu vỏ sò dính trên thân và màu men khá đặc trưng.

Trên thế giới, việc sử dụng vỏ sò để đo nhiệt độ lò đã xuất hiện khá sớm, song, việc dùng sò huyết tạo nên hiện tượng hoả biến trong quá trình nung để làm nên nhiều sắc màu cho sản phẩm thì chỉ thấy nhiều ở gốm cổ Quảng Đức. Trong hàng ngàn cổ vật của con tàu đắm Bình Thuận đã được khai quật cách đây không lâu, bên cạnh đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn; Đức Hoá có niên đại TK 16-17 thuộc Phúc Kiến và Quảng Đông Trung Hoa, còn có cả đồ gốm Gò Sành - Bình Định và gốm Quảng Đức - Phú Yên.

Điều này cho thấy, gốm Quảng Đức đã có một vị thế nhất định trên hành trình giao lưu văn hoá không chỉ trong nước…
Nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Nguyễn Vĩnh Hảo Bình Định cho biết: gốm Gò Sành và gốm Quảng Đức thường được dùng củi chành rành trong quá trình nung để tăng nhiệt độ lò và tạo nên hoả biến mà cho ra nhiều màu men riêng biệt.

Thời thịnh hành, gốm Quảng Đức được bán đi nhiều nơi trong nước. Nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Trần Đình Sơn ở TP Hồ Chí Minh cho biết: ông có một số hiện vật về gốm vỏ sò Quảng Đức là bình vôi có thơ Nôm tìm được khi nạo vét kênh rạch Sài Gòn những năm sau 1975.

Nhà sưu tầm nghiên cứu cổ vật Nguyễn Vĩnh Hảo Bình Định cho biết
: gốm Gò Sành và gốm Quảng Đức thường được dùng củi chành rành trong quá trình nung để tăng nhiệt độ lò và tạo nên hoả biến mà cho ra nhiều màu men riêng biệt.


Ban đầu, ông không biết chúng thuộc dòng gốm nào, nhưng thấy khá lạ mắt, nhất là sự đa dạng về men màu có dính vỏ sò. Rõ ràng, dòng gốm này đã từng có một thời gian được tiêu thụ, giao thương không chỉ ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Trong bộ sưu tập của Ông Trần Thanh Hưng được giới thiệu năm 2008 tại Quy Nhơn, người xem được ngắm khá nhiều mẫu vật đẹp, trong đó phải nhắc tới 2 chiếc bình vôi đã từng nằm trong bộ sưu tập của Ngô Đình Cẩn.

Một trong hai chiếc bình này là gốm cổ Quảng Đức. Điều đó chứng tỏ, gốm Quảng Đức của Phú Yên khá nổi tiếng, đã từng góp mặt trong những bộ sưu tập trứ danh.
Theo các nghệ nhân cuối cùng biết về gốm Quảng Đức, nghề này đã có lịch sử trên 300 năm, khoảng cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, được khai sinh ra bởi dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào.

Có thể cho rằng: gốm Quảng Đức là sự tiếp nối dòng gốm Gò Sành Bình Định nổi tiếng từ khoảng thế kỷ 12,13 đến thế kỷ 14,15 dưới vương triều Vijaya Chămpa và Đại Việt sau này.
Điều mà giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu quan tâm là vì sao tất cả gốm cổ Quảng Đức điều có dấu vỏ sò dính trên thân và màu men khá đặc trưng.

Trên thế giới, việc sử dụng vỏ sò để đo nhiệt độ lò đã xuất hiện khá sớm, song, việc dùng sò huyết tạo nên hiện tượng hoả biến trong quá trình nung để làm nên nhiều sắc màu cho sản phẩm thì chỉ có ở gốm cổ Quảng Đức.

Theo các nghệ nhân ở làng gốm này thì sò huyết được mua chủ yếu ở thôn 8 xã An Ninh Đông-một xã ven đầm Ô Loan của huyện Tuy An nối với vùng Ngân Sơn qua hai hệ thống giao thông thuỷ là Hà Yến và Tam Giang. Thai gốm sẽ đặt vào một bao nung, sau đó, sò huyết được chèn vào trước khi cho vào lò nung.

Làng Quảng Đức nay thuộc xã An Thạch huyện Tuy An tỉnh Phú Yên tiếp giáp với Ngân Sơn gần tỉnh lỵ xưa nên có nhiều làng nghề phát triển. Trong làng bây giờ vẫn còn miếu thờ Quang Điếm Lưu Phước truy niệm tiền nhân với hai câu đối:

Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh
Phước ấm nhi tồn bách thế vinh

Nghề cũ đã lụi tàn, nhưng hào quang dĩ vãng thì vĩnh viễn không phai nhạt. Đúng như ý nghĩa của câu đối cổ, phúc ấm của hậu thế được bồi đắp bởi đức sáng tổ tiên đã tạo nên một dòng gốm độc đáo, xứng đáng là báu vật của miền đất Phú Yên.



BÀI VÀ ẢNH : LONG TUYỀN



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Làng gốm Thanh Hà [30.09.2008 08:24]
Sành trắng Móng Cái [15.07.2008 16:37]
Gốm Cây Mai [23.12.2007 22:08]
Con tàu lịch sử [01.11.2007 22:09]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn