TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930504
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Chương trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội “SẮC XUÂN DÂNG BÁC” (Phần 4)
04.09.2009 09:11 - 1489

Xem hình
Đào Mai tương ngộ là nét văn hóa Tây Sơn – Bình Định gặp gỡ văn hóa Thăng Long – Hà Nội trên mảnh đất ngàn năm văn vật nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Góp sắc màu văn hóa Tây Sơn – Bình Định vào bức tranh 1000 năm văn hóa Thăng Long – Hà Nội
Nhắc đến hoa đào tươi thắm  là nhắc đến mùa xuân miền Bắc, còn mùa xuân miền Nam, miền Trung lại về trong sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Nhà thơ Lệ Bình đã có bài thơ rất hay về hai loài hoa này :


“Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió.
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau nở rộ.
Mùa xuân hội tụ
Niềm vui nụ, chồi
Đào, mai nở rộ
Đẹp hai phương trời.”

Cách đây 221 năm (1789 – 2010), đoàn quân Tây Sơn thần tốc dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung đã làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội, quét sạch 28 vạn quân Thanh xâm lược. Và mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, hoa đào đã sum họp với hoa mai trên gò Đống Đa, tượng trưng cho sự gắn kết vùng miền trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Lấy ý tưởng từ mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đó, chương trình Đào Mai tương ngộ được tổ chức với mong muốn đóng góp những sắc màu văn hóa Tây Sơn – Bình Định vào bức tranh 1000 năm văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
Vùng đất Tây Sơn – Bình Định có bề dày trầm tích văn hóa lịch sử, với nhiều di sản văn hóa độc đáo.

Trong chương trình Đào Mai tương ngộ, sẽ có một số di sản văn hóa tiêu biểu của Bình Định được trưng bày, giới thiệu: về văn hóa vật thể có các hiện vật gốm cổ Gò Sành.
Về văn hóa phi vật thể có nhạc võ và võ cổ truyền Tây Sơn, hát tuồng, ẩm thực, trò chơi dân gian.

Các di sản văn hóa Bình Định này sẽ “tương ngộ” với các di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội như tranh hàng trống và vật dụng dân gian Bắc Bộ, âm nhạc, trống hội Thăng Long cũng như các trò chơi dân gian… để tạo nên một chương trình quảng bá văn hóa truyền thống đặc sắc, cuốn hút người xem trong dịp Tết Canh Dần 2010.

*Vài nét văn hóa Bình Định


+ Văn hoá vật thể
- Trưng bày và giới thiệu cổ vật:
- Gốm cổ Sa Huỳnh
- Gốm cổ Gò Sành
- Gốm cổ Quảng Đức
- Gốm Kim Môn
- Phù Mỹ (hiện đại)
- Thưởng lãm, chăm sóc hoa lan rừng Tây Sơn – Bình Định
+ Văn hoá phi vật thể
- Nhạc võ
- Võ cổ truyền Tây Sơn
- Ẩm thực đất Võ
- Trò chơi dân gian
1  2  3  5  6  7  8  9  10



(Theo Gosanh.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn