Chương trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội “SẮC XUÂN DÂNG BÁC”
01.09.2009 08:16 - 2418
|
Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội |
Chương trình “Sắc Xuân dâng Bác” và “Đào Mai tương ngộ” tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán Canh Dần tại Thủ đô Hà Nội.
HTML clipboard Được giám đốc Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành đề xuất, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 795 ngày 10/06/2009. Ngày 03/07/2009 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2832/QĐ-BVHTTDL giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngày 13/08/2009 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Định Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 của tỉnh Bình Định.
“Hoa đào ưa rét Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say Nắng pha chút gió. Hoa đào thắm đỏ Hoa mai dát vàng Thoắt mùa xuân sang Thi nhau nở rộ. Mùa xuân hội tụ Niềm vui nụ, chồi Đào, mai nở rộ Đẹp hai phương trời.”
Mục đích – Ý nghĩa MỤC ĐÍCH Đến với Thủ đô Hà Nội, “Sắc Xuân dâng Bác” và “Đào Mai tương ngộ” là sự kết hợp tinh hoa thắm đẫm của hoa Đào miền Bắc và cốt cách, tinh thần của hoa Mai miền Nam, tạo nên một mùa xuân rạng rỡ thanh bình; và sẽ là hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản, 221 năm Quang Trung - Nguyễn Huệ giải phóng Thăng Long và 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Sắc Xuân dâng Bác” và “Đào Mai tương ngộ” sẽ tạo ấn tượng về một mùa xuân rực rỡ trong sự giao thoa của trời đất, cảnh vật, con người qua hình ảnh xuân sắc hoà quyện của hoa Mai miền Nam và hoa Đào miền Bắc ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội. Tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống, lịch sử oai hùng của đất Tây Sơn - Bình Định trên đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật. Để thể hiện tấm lòng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân Bình Định nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Đồng thời phát huy và gìn giữ những nét đẹp văn hoá đặc sắc của dân tộc, tạo nên chất keo hoà quện, đoàn kết, giao hoà bền chặt thể hiện cho sự độc lập thống nhất trên quê hương Việt Nam, nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm với dân tộc, với nước nhà, dựng xây một nước Việt Nam hùng cường, sánh vai với bạn bè năm châu… Ý NGHĨA Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là sự kiện trọng đại của đất nước. Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, là dịp tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống và lịch sử dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng đất nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh! Bình Định vinh dự được chọn thực hiện một trong số những chương trình trọng điểm trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duiyệt tại quyết định số 795/QĐ-TTg . Theo đó, tỉnh Bình Định sẽ tổ chức chương trình “Đào Mai tương ngộ” và “Sắc Xuân dâng Bác” vào dịp Tết Nguyên đán Canh Dần tại Hà Nội và Tổ chức Lễ hội Tây Sơn; Liên hoan Võ Cổ truyền Quốc tế tại Bình Định lần thứ III. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 của tỉnh Bình Đỉnh * Cơ quan phối hợp Cơ quan Trung Ương và Hà Nội: Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Gò Đống Đa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Ban quản lý Di tích Văn miếu – Quốc Tử giám Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Công nghệ và Thương mại Thăng Long. Các sở, ngành tỉnh Bình Định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Hội Sinh vật cảnh tỉnh, Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định (hoặc Công an tỉnh), UBND huyện Tây Sơn, UBND TP Quy Nhơn, UBND huyện An Nhơn. * Hình thức thể hiện Chủ đề: “Đào Mai tương ngộ” & “Sắc Xuân dâng Bác” Thời gian diễn ra: từ ngày mùng 1 đến mùng 5 Tết Canh Dần. Thời lượng: 5 ngày. Địa diểm: Khuôn viên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Gò Đống Đa. * Nội dung chương trình: Với chủ đề trên, chương trình sẽ gồm hai phần chính: “Sắc Xuân dâng Bác”Quy tụ những ohẩm vật thiêng liêng, thể hiện tình cảm xủa người dân Bình Định dâng lên Bác Hồ. Phần này chủ yếu diễn ra tại khuôn viên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tượng đài Bắc Sơn, Trong đó:
1000 chậu Mai : Tình cảm thiêng liêng, là tấm lòng của người dân Bình Định dâng lên Bác kính yêu, vị cha già của dân tộc. 1000 bánh Tét: Phẩm vật thiêng, được người dân Bình Định thực hiện (gói, nấu) tại vùng đất thiêng như Thành Hoàng Đế, Bảo tàng Quang Trung, Tháp Đôi nơi mảnh đất quê hương Tây Sơn – Bình Định. 1000 bầu rượu đào: Trái tim của người dân Bình Định, ấp ủ, thực hiện mong ước của Bác Hồ. Năm 1946, Bác đã gửi thư chúc Tết các chiến sĩ “Bao giờ kháng chiến thành công, chúng ta cùng chúc một chung rượu đào!” 1000 ngọn nến: Tưởng nhớ đến anh hùng liệt sĩ, những người hy sinh cho nền độc lập tự do ấm no hạnh phúc của đất nước trong công cuộc dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm qua. 1000 cổ vật : là di sản của nhân dân hai Đàng (Đàng trong và Đàng ngoài mà đại diện tiêu biểu làTây Sơn - Bình Định và Thăng Long - Hà Nội) dâng lên Bác Hồ. “Đào Mai tương ngộ”:Gồm những chương trình biểu diễn, các hoạt động trưng bày mang tính cộng đồng, quy tụ những đặc sắc văn hóa vật thể và ohi vật thể của Tây Sơn - Bình Định và Thăng Long - Hà Nội. * Văn hoá Tây Sơn – Bình Định: - Văn hoá vật thể - Văn hoá phi vật thể *Văn hoá Thăng Long – Hà Nội : - Văn hoá vật thể - Văn hoá phi vật thể - Lễ hội chiến thắng Đống Đa Sắc xuân dâng Bác cùng 5000 phẩm vật “Dâng tưởng nhớ” để “ươm mầm truyền thống” * Dâng tưởng nhớ: Thể hiện tình cảm thiêng liêng và lòng tưởng nhớ, người dân Bình Định quyết định dâng lên Bác Hồ cùng các Anh hùng liệt sĩ “sắc xuân” của 1000 cây mai. Bởi đối với dân tộc Việt Nam, sức sống của cây mai trong lòng người không chỉ giới hạn trong mùa xuân mà đã trở nên trường cửu bởi vẻ đẹp quyến rũ và ý nghĩa cao quý. Tình cảm tưởng nhớ của người dân Bình Định nói riêng, Việt Nam nói chung đối với sự hi sinh cao quý của Bác Hồ, của các anh hùng liệt sĩ cũng sẽ mãi trường tồn như cây mai vậy. Điều đặc biệt 1000 cây mai dâng lên Bác Hồ đều được trồng ở Bình Định, vùng đất đã nổi tiếng trong nước về giống mai có vẻ đẹp độc đáo riêng. 1000 cây mai sẽ được huy động từ nhân dân khắp các huyện trong tỉnh, được bàn tay của nhiều nghệ nhân nâng niu chăm sóc, kĩ lưỡng từng ngày bằng tâm huyết và tấm lòng thành kính.
 
1000 chậu mai Thời gian: Từ mùng 1 - 5 Tết Canh Dần (ngày 14 – 18 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Đặt tại Vườn đào Lăng Bác
1000 cây mai chưa phải là nhiều về số lượng, nhưng nó mang một ý nghĩa “hội tụ” lớn lao hơn, đó chính là tấm lòng tưởng nhớ của người dân Bình Định ẩn chứa trong từng cây mai. * Dâng kèm với cây mai là những sản vật mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như- 1000 bánh tét được nấu từ các vùng đất thiêng của Bình Định.
  1000 bánh Tét Bình Định Thời gian: Đêm mùng 1 Tết Canh Dần (ngày 14 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Tượng đài Bắc Sơn.
1000 bầu rượu đào thơm ngon, chính là danh tửu bàu đá nổi danh của Bình Định ngâm với qủa đào tiên theo một bí quyết cổ truyền.
  1000 bầu rượu đào: Rượu bàu đá ủ với trái đào tiên - rượu hồng đào Thời gian: Đêm mùng 1 Tết Canh Dần (ngày 14 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Tượng đài Bắc Sơn
- 1000 cổ vật, trong đó nổi bật là các cổ vật gốm Chăm Gò Sành độc đáo của vùng đất Bình Định xưa.
  1000 cổ vật Do Bảo tàng Gốm Gò Sành và Công ty TNHH 54 Dân tộc hợp tác trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học. Thời gian bắt đầu từ mùng 1 Tết Canh Dần.
- Và cuối cùng, nhân dân Bình Định thành tâm thắp sáng lên 1000 ngọn nến tại tượng đài Bắc Sơn để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống…
 1000 ngọn nến Thời gian: Mùng 1 Tết Canh Dần (ngày 14 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Tượng đài Bắc Sơn.
* Ươm mầm truyền thống Chương trình Sắc xuân dâng Bác sẽ tạo được chiều sâu ý nghĩa giáo dục bền vững hơn. Điều này thể hiện ở việc 1000 chậu mai đặt ở khu vực lăng Bác sẽ như được lan truyền tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, được hấp thụ khí thiêng sông núi của đất Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến.Để rồi sau khi chương trình “Sắc xuân dâng Bác” kết thúc, 900 cây mai sẽ được biếu tặng cho cán bộ, nhân dân Hà Nội để lưu giữ món qùa phương Nam giàu ý nghĩa tinh thần này. 100 cây mai còn lại sẽ được vận chuyển lại về Bình Định, đem theo khí thiêng sông núi hấp thụ được về lan tỏa sâu rộng trong nhân dân đất võ. Ngoài ra, quá trình chuẩn bị thực hiện sản vật dâng Bác và các anh hùng liệt sĩ, cũng là quá trình giáo dục truyền thống đối với đông đảo những người tham gia. Đó chính là những “mầm truyền thống” của đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước...sẽ được chương trình Sắc xuân dâng Bác “ươm” trong trái tim mọi người. Đào Mai tương ngộ là nét văn hóa Tây Sơn – Bình Định gặp gỡ văn hóa Thăng Long – Hà Nội trên mảnh đất ngàn năm văn vật nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà NộiGóp sắc màu văn hóa Tây Sơn – Bình Định vào bức tranh 1000 năm văn hóa Thăng Long – Hà Nội Nhắc đến hoa đào tươi thắm là nhắc đến mùa xuân miền Bắc, còn mùa xuân miềnNam, miền Trung lại về trong sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Nhà thơ Lệ Bình đã có bài thơ rất hay về hai loài hoa này : Cách đây 221 năm (1789 – 2010), đoàn quân Tây Sơn thần tốc dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung đã làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội, quét sạch 28 vạn quân Thanh xâm lược. Và mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, hoa đào đã sum họp với hoa mai trên gò Đống Đa, tượng trưng cho sự gắn kết vùng miền trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Lấy ý tưởng từ mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đó, chương trình Đào Mai tương ngộ được tổ chức với mong muốn đóng góp những sắc màu văn hóa Tây Sơn – Bình Định vào bức tranh 1000 năm văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Vùng đất Tây Sơn – Bình Định có bề dày trầm tích văn hóa lịch sử, với nhiều di sản văn hóa độc đáo. Trong chương trình Đào Mai tương ngộ, sẽ có một số di sản văn hóa tiêu biểu của Bình Định được trưng bày, giới thiệu: về văn hóa vật thể có các hiện vật gốm cổ Gò Sành. Về văn hóa phi vật thể có nhạc võ và võ cổ truyền Tây Sơn, hát tuồng, ẩm thực, trò chơi dân gian. Các di sản văn hóa Bình Định này sẽ “tương ngộ” với các di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội như tranh hàng trống và vật dụng dân gian Bắc Bộ, âm nhạc, trống hội Thăng Long cũng như các trò chơi dân gian… để tạo nên một chương trình quảng bá văn hóa truyền thống đặc sắc, cuốn hút người xem trong dịp Tết Canh Dần 2010. *Vài nét văn hóa Bình Định + Văn hoá vật thể - Trưng bày và giới thiệu cổ vật - Gốm cổ Sa Huỳnh - Gốm cổ Gò Sành - Gốm cổ Quảng Đức - Gốm Kim Môn - Phù Mỹ (hiện đại) - Thưởng lãm, chăm sóc hoa lan rừng Tây Sơn – Bình Định + Văn hoá phi vật thể - Nhạc võ - Võ cổ truyền Tây Sơn - Ẩm thực đất Võ - Trò chơi dân gian *Bình Định vài nét về văn hóa vật thể Trưng bày 100 cổ vật (cùng 900 cổ vật Thăng Long) Thời gian: Từ mùng 1 - 5 Tết Canh Dần (ngày 14 – 18 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến)
  Bảo tàng Gốm cỗ Gò Sành
Hoa lan rừng Tây Sơn – Bình Định
Thời gian: Từ mùng 1 - 5 Tết Canh Dần (ngày 14 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Văn hóa Tây Sơn - Bình Định vài nét về văn hóa phi vật thể Bài Chòi
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Trống trận Tây Sơn
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Tượng đài Quang Trung - Gò Đống ĐaHát tuồng
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch) Địa điểm: Tượng đài Quang Trung – Gò Đống Đa
Võ cổ truyền Tây Sơn
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Ẩm thực Bình Định: Bánh tráng, bánh tét, bánh ít lá gai Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến)
 Ẩm thực bánh Tét Bình Định
Đá gà
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Đá chim
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Đập ấm - Đẩy gậy
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) - Văn hoá vật thể + Tranh Hành Trống và vật dụng dân gian ĐB Bắc Bộ + Thưởng lãm và chăm sóc hoa Thủy Tiên - Văn hoá phi vật thể: + Trò chơi dân gian + Âm nhạc + Trống hội Thăng Long + Ẩm thực * Vài nét văn hóa vật thể Thăng Long Trưng bày 900 tranh Hàng Trống và đồ dùng dân gian Đồng bằng Bắc Bộ
Thời gian: Từ mùng 1 - 5 Tết Canh Dần (ngày 14 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Trưng bầy, thưởng lãm, hướng dẫn chăm sóc Hoa Thủy tiên
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Văn hóa phi vật thể Thăng Long Thầy đồ cho chữ Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Hát ả đào Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Đánh đu - Tò he
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Đá gà (lập các xới đấu giữa đội Bình Định, Hà Nội cùng các tỉnh, thành khác tranh thưởng)
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) 1000 bánh Chưng và mâm cỗ Tết Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến)
Chọi chim
Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến) Pháo đất Thời gian: Từ mùng 3 - 5 Tết Canh Dần (ngày 16 – 18 tháng 2 dương lịch)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học – khu triển lãm Vân Hồ - Văn Miếu (dự kiến)
Gosanh (Theo Gosanh.vn) |