TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930519
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Xã hội hóa bảo tồn di sản
28.05.2009 09:18 - 1923

Xem hình
Luật di sản đang được hoàn thiện chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có những điều luật quan trọng liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là mối quan tâm của giới bảo tồn bảo tàng mà còn là nỗi day dứt của bất cứ ai nặng lòng với văn hóa dân tộc, với quê hương đất nước. Dịp cả thế giới đang kỷ niệm Ngày quốc tế bảo tàng 18-05, tình cờ, chúng tôi có may mắn được trò chuyện xung quanh vấn đề này cùng ông Nguyễn Vĩnh Hảo, Giám đốc Bảo tàng gốm cổ gò sành Vijaya Champa Bình Định và PGS-TS Nguyên Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Huy: Tôi vừa ở Kiên Giang về. UBND tỉnh mời vào dự buổi khai trương Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc của một tư nhân. Tôi thật sự muốn vào đó xem ông Huỳnh Phước Huệ làm cái bảo tàng tư nhân này như thế nào. Vừa may gặp anh Nguyễn Vĩnh Hảo đây, cũng là giám đốc một bảo tàng tư nhân nổi tiếng ở Bình Định. Chúng ta cùng trò chuyện.

PV:
Vâng, chào hai ông. Ông Huy là người có nhiều ý tưởng hay về bảo tàng, và là chuyên gia tư vấn cho nhiều bảo tàng cả công và tư. Ông thấy gì từ Bảo tàng cội nguồn Phú Quốc?

Ông Nguyễn Văn Huy: Có thể có nhiều mô hình, con đường dẫn đến bảo tàng tư nhân nhưng đây là một mô hình tuyệt vời, tôi nghĩ vậy. Mô hình này cứ như là cả một tập đoàn kinh tế - văn hóa, trong đó có cả bào tàng. Vợ chồng ông Huệ khởi nghiệp chỉ có 30 triệu, ông mở cửa hàng mỹ nghệ ngọc trai, rồi gỗ lũa. Thế rồi cả vườn chim biển, vườn chó Phú Quốc nay là bảo tàng. Khách tham quan đến Phú Quốc không thể không đến nơi đây mua sắm và thưởng ngoạn, làm quen với cả 5 mặt hàng này. Nhưng rồi ông quay sang Bảo tàng. Như vậy là các hoạt động này góp phần nuôi và thúc đẩy lẫn nhau, cái thì sinh lợi bằng tiền, cái thì bằng khách. Cái nọ nuôi cái kia. Sắp tới ông Huệ còn dự định sẽ tạo thêm một sân chơi nữa cho trẻ em ở đây.

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo:
Bảo tàng cổ vật của ông Hoàng Văn Thông ở Thanh Hóa, bảo tàng tư nhân đầu tiên ở nước ta, cũng là một mô hình kết hợp như vậy. Ông Thông cũng có một công ty xây dựng, có vườn sinh thái kết hợp kinh doanh nhà hàng với cái tên rất hấp dẫn “Rừng trong phố”, và ông lấy cái đó nuôi Bảo tàng cổ vật Hoàng Long của mình, hay cũng có thể ngược lại, Bảo tàng cổ vật góp phần “làm sang” cho các hoạt động kinh tế kia.

PV:
Vậy Bảo tàng gốm cổ gò sành của ông thì theo mô hình nào, thưa ông Vĩnh Hảo?

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo:
Ui cha, có được quyết định thành lập là may mắn rồi. Bởi đi vào hoạt động 3 năm rồi xin riết đến tháng 1-2008 mới được cấp phép, và được làm Giám đốc không lương đó. Năn nỉ trách nhiệm phục vụ còn chưa xong đây chị. Mới đây, trong Festival Tây Sơn Bình Định hoành tráng thế, chi đến 70 tỉ, Bảo tàng của tôi cũng được coi là một điểm đến của du khác, nhưng không được Ban tổ chức hỗ trợ chút nào, có người lại còn bảo tôi phải chăng đèn kết hoa vào cho bắt mắt nữa. Bảo tàng tôi có phải là cái nhà hát đâu cơ chứ! Vừa rồi, tôi có đề nghị ngành GD tổ chức cho học sinh đến thăm, bảo tàng chúng tôi phục vụ miễn phí nhưng cũng được trả lời kín là “nhạy cảm lắm, thôi, dẹp”. Buồn quá đi.

Ông Nguyễn Văn Huy:
Bảo tàng Phú Quốc của ông Huệ thì may mắn hơn, được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Ủy ban tỉnh ủng hộ. Tôi ngẫm ra, các bảo tàng tư nhân ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Bình Định, Kiên Giang, Hòa Bình, Hà Tây trước đậy lại có vẻ dễ thành lập, dễ hoạt động hơn là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.



PGS-TS Nguyên Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam


PV:
Thưa ông Vĩnh Hảo, thế thì, nói xin lỗi, chắc có người tưởng ông bị điên?

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo:
Đúng thế đó. Chưa kể cái ruột là hơn 3000 cổ vật (trong đó khoảng 300 cổ vật được trưng bày) của ba tôi sưu tập từ năm 1974 và tôi bổ sung mấy chục năm cũng đáng giá vài chục tỉ, cái vỏ bảo tàng tôi xây 200m2 trên diện tích 500m2 của cha ông để lại cho mấy anh em đã có giá trị chục tỉ, cho thuê cũng được 2000 mỗi tháng rồi. Nếu mà chẳng làm gì, cứ gửi tiền ngân hàng cũng đủ sống khỏe. Vậy mà đây để duy trì hoạt động của bảo tàng, tôi phải chi mươi triệu đồng/tháng để trả lương cho 4 nhân viên (giám đốc thì vợ nuôi rồi, không có lương), chưa kể điện nước và rất nhiều thứ khác kèm theo. Bảo tàng cổ vật khó khăn hơn các bảo tàng khác nhiều. Làm nhà sưu tập cổ vật đã khó, làm bảo tàng cổ vật còn khó hơn. Ấy, ai cũng biết cổ vật là quý, nhưng hành lang pháp lý cho nó thì chưa có, chẳng có ai giám định giá trị của nó cả, tin về giá trị của nó… Có nghèo đói thì cũng chịu, không thể mang cổ vật đi cầm cố, thế chấp mà lấy tiền sinh sống đắp đổi được.

PV:
Tôi nghe nói một bộ cổ vật Chăm bằng vàng của Vũ Kim Lộc ở TP Hồ Chí Minh cũng đã được nhượng lại cho Bảo tàng Dân tộc học VN, phải vậy không thưa ông Huy?

Ông Nguyễn Văn Huy: Vâng, tôi khi đó là Giám đốc Bảo tàng DTH đã quyết định mua để giữ lại cho đất nước mình, không có nó sẽ tìm đường ra nước ngoài mất. Đó có thể là một trong những bảo vật quốc gia được lưu giữ ở Bảo tàng DTH VN. Thủ tướng CP ký quyết định cho mua.

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo:
Tôi rất băn khoăn về cái hành lang pháp lý cho những bảo vật quốc gia mà ông Huy vừa nói. Tôi cứ nghĩ một quầy hàng xén trong chợ còn có người bảo vệ; xe máy có giá trị hơn chục triệu cũng còn có bảo hiểm. Còn bảo tàng cổ vật của tôi thì không có ai lo giữ, lo bảo hiểm cho nó, ngoài cá nhân mình. Tôi cứ vận vào câu nói của nhà sưu tập tư nhân nổi tiếng Vương Hồng Sển, thấy đúng, mình như chó giữ của mà thôi. Hiện vật nào thì trước hết nó cũng phải có giá trị vật chất đã. Một cổ vật khi hàng trăm ngàn đô không bán được, không có giá trị cầm cố, thế chấp. Cho nên, đã làm bảo tàng như tôi là không có tính đến tiền. Làm cổ vật mà nghĩ đến tiền là bẩn ngay, dù ai cũng biết rằng buôn cổ vật là siêu lợi nhuận, chỉ sau ma túy và vũ khí. Tôi không phải nghĩ đến tiền khi mở ra cái bảo tàng gốm là vì may mắn tôi có một gia đình tốt, anh em tốt, vợ con tốt, không ai đòi hỏi tiền từ cái công việc mình đang làm cả, từ mảnh đất làm bào tàng của cả đại gia đình.

PV:
Tôi nghe nói ông đang có ý tưởng gắn bảo tàng gốm cổ của ông vào một di tích nào đó, với mục đích lấy di tích nuôi bảo tàng?

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo: Phải nói cho đầy đủ là lấy hoạt động di tích để nuôi bảo tàng đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy di tích. Tôi thấy hiện nay mình đang phí phạm di tích lắm, thậm chí là góp phần làm cho chúng thành phế tích. Tôi đang xin được quản lý 5000 ha di tích Tháp Đôi ở Bình Định để khai thác, trong đó có đưa bảo tàng vào hoạt động, để gắn kết văn hóa bác học với đời sống văn hóa thường nhật, mà một công đôi việc, vừa bảo vệ được di tích, vừa giới thiệu được di tích một cách sống động. Nhưng nhà chức trách bảo không thể giao di tích cho tư nhân được. Tôi nghĩ tại sao lại không được nhỉ, xin thầy Huy tháo gỡ giúp xem về mặt pháp lý thì như thế nào? Lẽ ra làm như vậy thì Nhà nước đã giao bớt được gánh nặng cho dân chăm lo bảo vệ và phát huy di tích, di sản…



Ông Nguyễn Vĩnh Hảo, Giám đốc Bảo tàng gốm cổ gò
sành Vijaya Champa Bình Định


PV:
Giống như giao đất, giao rừng, thậm chí cả rừng quốc gia, mà Nhà nước đã có chính sách…

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo:
Chứ cứ để như bây giờ thì người dân sẽ ngàng càng xa rời di tích, di sản, không coi việc bảo tồn và phát huy di tích di sản là việc của mình.

PV:
Tôi biết ông cũng vẫn không nguôi ý định chia sẻ gánh nặng đó với Nhà nước, bằng việc chuẩn bị tuần lễ văn hóa Bình Định tại Hà Nội. Có lẽ ông là cá nhân đầu tiên nghĩ đến việc mà hình như từ trước đến nay chỉ có nhà nước đứng ra lo? Ông có thể nói qua về ý tưởng này.

Ông Nguyễn Vĩnh Hảo: Tôi đã báo UBND tỉnh Bình Định và các cơ quan chức năng liên quan. “Tuần văn hóa Bình Định tại Hà Nội”, trong ý tưởng của tôi, sẽ giới thiệu những nét đặc sắc trong vỉa tầng văn hóa Bình Định, nhưng không phải thông qua những hoạt động sân khấu hóa, mà chủ yếu vẫn là đem những nét đặc sắc của văn hóa Bình Định như vẫn được tồn tại trong đời sống thường nhật, ra với Thủ đô. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng Tết, có thể sẽ có tổ chức các hoạt động ở ba điểm. Trong khuôn viên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ có sắp đặt nghệ thuật 1.000 chậu mai vàng bên cạnh vườn Đào; tại Gò Đống Đa, sẽ tổ chức gọi và nấu 1.000 bánh Tét khao Tết và tổ chức biểu diễn võ thuật và tuồng Bình Định; tại Bảo tàng Dân tộc học VN, sẽ trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Gò Sành, Chămpa, tổ chức biểu diễn tuồng, võ thuật và trình diễn nấu rượu Bàu Đá trong đêm đối tửu bả miền. Mỗi địa điểm, tùy tính chất, sẽ tổ chức vào thời điểm phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Huy:
Sắp tới đây, đúng Ngày quốc tế bảo tàng, tại Bảo tàng lịch sử VN, Cục Di sản Văn hóa sẽ tổ chức một tọa đàm về các hoạt động dịch vụ trong bảo tàng, tôi cũng nghĩ có thể đặt ra những vấn đề về các hoạt động bảo tàng, về xã hội hóa bảo tồn và phát huy di sản, di tích… xung quanh một chủ đề như vậy.

PV:
Vâng, tôi cũng hi vọng đây là dịp tập hợp trí tuệ và tâm huyết của những người như hai ông đây, góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di tích, di sản.



Nguyễn Hoàng (Theo Giáo Dục Thời Đại, số 20 (17.05.09))



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn