Cha-no-yu (茶の湯, nghĩa đen "nước nóng dùng pha trà"), là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một nghi thức, nghi lễ uống trà đơn lẻ, còn sadō hay chadō (茶道, hoặc "phương cách thưởng trà") là thuật ngữ đề cập đến việc nghiên cứu hay một học thuyết về Trà đạo. Đặc biệt hơn, Trà sự, cha-ji (茶事) là một nghi lễ trà đạo đầy đủ gồm kaiseki (một bữa ăn nhẹ), usuicha (một lượt trà trà loãng) và koicha (một lượt trà đặc), nghi lễ này kéo dài trong vòng bốn tiếng đồng hồ. Trong trà hội chakai (茶会) không bao gồm một bữa ăn nhẹ.
Bởi những người tham gia trà đạo ngoài trường phái thưởng trà mà họ đang theo đuổi, họ phải làm quen với việc sản xuất và các thể loại trà, với kimono, nghệ thuật thư pháp, cắm hoa, gốm sứ, trầm hương và một loạt các nguyên tắc và nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, do vậy, việc nghiên cứu trà đạo tốn rất nhiều thời gian và kéo dài suốt cả đời. Thậm chí để có thể tham gia một buổi trà đạo trang trọng với tư cách là một vị khách thì cũng cần phải có những hiểu biết sơ lược về trà đạo, bao gồm những cử chi, những lời nói mà gia chủ mong đợi ở một người khách, cách thưởng thức trà và kẹo, những lối cư xử chung trong phòng trà.
Lịch sử “Để có được những kỹ năng cần thiết khi tham gia vào một buổi trà đạo cần phải rèn luyện và thực hành mất nhiều năm…bởi vì trà đạo là cả một nghệ thuật, có nhiều công đoạn tỉ mỉ, không đơn thuần chỉ là pha và uống một tách trà. Vấn đề quan trọng cốt yếu nhất là mọi hành động phải sao cho hoàn hảo nhất, lịch sự, duyên dáng, thanh nhã nhất có thể.”
Thói quen dùng trà du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 9 do một vị Hoà thượng từ Trung Quốc, nơi mà theo truyền thuyết trà đã xuất hiện ở đó từ nhiều thế kỷ trước. Trà nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, và bắt đầu được trồng ngay trong nước.
Thói quen uống trà, trước là để chữa bệnh, sau thuần tuý chỉ là để cho sảng khoái được phổ biến rộng rãi khắp Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ thứ 9, tác giả Trung Quốc Lục Vũ đã viết tác phẩm Trà Kinh, một luận thuyết về trà với nội dung bàn về cách trồng và chế biến trà. Lu Yu chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo ,đặc biệt là dòng phái mà người Nhật Bản gọi là Thiền (Zen), và tư tưởng của ông gây những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của trà đạo Nhật Bản.
Đến thế kỷ 12, một loại trà mới được đưa vào sử dụng, gọi là mạt chà. Loại bột trà xanh này có cùng nguồn gốc từ một loại cây với trà đen nhưng không được ủ, đầu tiên được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo ở các tu viện Phật giáo. Đến thế kỷ 13, các võ sĩ đạo bắt đầu chế biến và uống mạt chà, kể từ đó, trà đạo ra đời.
Trà đạo phát triển thành nhiều dòng phái khác nhau, và bắt đầu tạo ra được nguyên tắc thẩm mỹ cho chính mình, đặc biệt là nguyên tắc wabi. Wabi (佗-Đà, có nghĩa là tĩnh lặng, tao nhã), có những nét đặc trưng là khiêm tốn, kiềm chế, sự giản đơn, tự nhiên chủ nghĩa, sự uyên thâm, sự không hoàn chỉnh, tính không đối xứng, những đồ vật giản đơn, không tô điểm và không gian kiến trúc, vẻ đẹp dịu dàng được chuyển tải thông qua chất liệu.
Đến thế kỷ 16, uống trà đã trở nên phổ biến khắp các tầng lớp xã hội ở Nhật Bản. Sen no Rikyu, có lẽ là một nhân vật nổi tiếng nhất và được sùng bái nhật trong lịch sử trà đạo, người đưa ra khái niệm ichi-go ichi-e, (一期一会, có nghĩa đen là "nhất kỳ, nhất hội"), một niềm tin tưởng rằng mỗi lần gặp gỡ đều rất đáng chân trọng bởi vì nó có thể không xảy ra lại lần thứ hai. Những lời giáo huấn của ông dẫn đến sự ra đời của nhiều dòng phái mới về kiến trúc, nghệ thuật làm vườn, và nhiều ngành nghệ thuật ứng dụng khác, và sự phát triển toàn diện của sado. Những nguyên tắc mà ông đặt ra trước nhất là hoà (和 wa), kính (敬 kei), tinh (精 sei), và tịch (寂 jaku) – vẫn là những nguyên tắc trọng tâm của trà đạo hôm nay.
Trà cụ Trà cụ được gọi là dōgu (道具, có nghĩa đen là đạo cụ). Thậm chí ngay trong một tiệc trà cơ bản nhất cũng cần đến rất nhiều loại dụng cụ khác nhau. Liệt kê danh sách đầy đủ về các dụng cụ uống trà với có thể viết thành một cuốn sách dày hàng vài trăm trang. Liệt kê dưới đây là một bản danh sách tóm lược nhất về những dụng cụ tối cần thiết : Chakin Fukusa Hishaku Tana Chawan
* Trà Cân Chakin (茶巾), là một mảnh vải lanh, hoặc vải gai hình tam giác màu trắng, được dùng trong nghi thức lau bát trà. Những kiểu khác nhau được sử dụng cho tuần trà khác nhau (tà loãng, trà đặc).

Chakin
* Fukusa (袱紗). Fukusa mà một mảnh lụa hình vuông dùng trong nghi thức lau muỗng trà và natsume hay còn gọi là cha-ire, và cũng dùng để lót tay khi cầm ấm hay nắp ấm cho khỏi nóng. Fukusa đôi khi được những người khách dùng để bảo vệ trà cụ khi họ nếm trà (Fukusa là một loại đặc biệt còn được gọi là kobukusa hay “fukusa nhỏ”. Chúng được thêu dày hơn với nhiều mẫu hình, và thông thường màu sắc thì tưới sáng hơn loại fukusa thông thường. Kobukusa thường được giứ trong ví kaishi hay trong ngực áo kimono). Khi không sử dụng, fukusa được nhét trong obi, hay thắt lưng của trang phục kimono. Fukusa thường là một màu và không có hoạ tiết trang trí. Thường có nhiều màu khác nhau dành cho nam giới (thường có màu tía) và phụ nữ thường dùng màu da cam hoặc đỏ, dùng tuỳ thuộc vào lứa tuổi, đối với nhiều tiệc trà khác nhau và nhiều trường phái trà đạo khác nhau.

Fukusa
* Gáo (hishaku 柄杓-bính chước). Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyên nước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau. Những kiểu gáo khác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khác nhau. Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khi bước vào phòng trà.

Hishaku
* Tana. nghĩa đen "những chiếc giá," là một từ chung để gọi tất cả những đồ gỗ và đồ trúc được dùng khi chuẩn bị một tiệc trà; mỗi loại tana đều có một cái tên riêng. Tana rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, đặc trưng và chất liệu. Chúng được đặt trước mặt gia chủ trong phòng trà, một loạt các trà cụ khác nhau được bày trên hoặc sắp xếp trong những chiếc giá đó. Chúng cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong những tiệc trà khác nhau.

Tana
* Bát trà (chawan 茶碗-trà uyển). Được xem là một trà cụ cần thiết nhất; không có bát trà thì tiệc trà không thể thực hiện được. Bát trà có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, những kiểu dáng khác nhau được sử dụng cho những tuần trà khác nhau (trà loãng, trà đặc). Những chiếc bát nông, trà nhanh nguội, nên được sử dụng vào mùa hè; bát sâu được sử dụng vào mùa đông. Bát trà thường được đặt tên bởi người tạo ra nó hay là chủ nhân của nó, hoặc những người sáng tạo ra một dòng phái trà đạo. Có người cho rằng ngày nay cả những chiếc bát bốn trăm năm tuổi cũng vẫn được sử dụng, nhưng chỉ trong những dịp rất đặc biệt mà thôi. Những chiếc bát có giá trị nhất là những chiếc bát được tạo hình bằng phương pháp thủ công, và một vài trong số đó cực kỳ có giá trị. Ở đây sự phá luật và không cân đối được đánh giá rất cao: chúng thường nổi bật ngay ở chính diện của chiếc bát. Natsume Cha-rie hashaku chasen
Những bát trà vỡ thường được gắn lại rất tỉ mỉ bằng một hợp chất sơn mài và các thành phần khoáng chất tự nhiên khác. Vàng cám đựơc dùng để che khoảng màu tối của sơn mài, và đôi khi một số đồ án phụ cũng được tạo ra bằng những hợp chất. Những chiếc bát được hàn gắn như thế thường được đem sử dụng chủ yếu vào tháng 11, khi những người tổ chức trà đạo bắt đầu sử dụng ro, hay lò sưởi, một cách thể hiện và ca tụng Đà wabi hay sự giản dị, mộc mạc.

Chawan
* Hộp trà (natsume, cha-ire 棗、茶入れ). Hộp trà có hai phong cách cơ bản, được gọi là natsume và cha-ire, song chúng lại rất đa dạng về hình dáng, kích cỡ và màu sắc đối với cùng một thể loại. Nasume là một phong cách hộp trà được đặt tên theo một loại quả gọi là Natsume (quả táo ta). Thân hộp ngắn, nắp bằng, đáy hình tròn, thường được làm bằng chất liệu sơn mài hay gỗ thô. Cha-ire thì thân thường cao và mỏng (nhưng hình dáng thì rất đa dạng) và có nắp bằng ngà voi, mặt dưới nắp bằng vàng lá. Thân hộp Cha-ire thường bằng chất liệu sứ, và thường được bảo quản bằng những chiếc túi. Natsume và Cha-ire thường được sử dụng trong các tiệc trà khác nhau. · Thìa trà (chashaku 茶杓). Thìa trà được làm từ một thanh trúc đơn, có một cái mấu nhỏ gần giữa tay cầm. Người ta dùng chúng để xúc trà từ hộp vào bát . Những thìa lớn hơn được dùng để múc trà cho v ào hộp trà ở Thuỷ toà- mizuya hay còn gọi là khu chuẩn bị. Những màu và phong cách muôi khác nhau đực sử dụng trong các dòng phái trà đạo khác nhau (Omotesenke và Urasenke).


Natsume Cha-rie
* Trà tiên (chasen 茶筅). Trà tiên được làm bằng một đoạn trúc. Có hai loại trà tiên mỏng và dày, được dùng trong tiệc trà loãng hay trà đặc. Những trà tiên cũ hay bị hỏng không đơn thuần sẽ bị bỏ đi. Mỗi năm một lần vào khoảng tháng Năm, người ta lại tổ chức lễ rước những trà tiên này lên đền rồi thực hiện nghi lễ hoả táng được gọi là chasen koyō, để thể hiện sự tôn kính đối với những vật được sử dụng trong trà đạo.

Chasen
* Tất cả mọi trà cụ được bảo quản rất cẩn thận. Sau mỗi lần sử dụng, chúng đựơc cọ rửa sạch sẽ trước khi cất đi. Một vài trong số các trà cụ chỉ được cầm vào khi tay đã đeo găng.