TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930528
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Cần có một trung tâm khảo cổ học dưới nước.
14.12.2008 18:14 - 2142

Lần đầu tiên, người dân Thủ đô Hà Nội được chiêm ngưỡng các hiện vật qua triển lãm “Kho báu từ 5 con tàu cổ dưới đáy biển Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Hơn 600 hiện vật được trưng bày tại triển lãm, gồm đồ gốm sứ có nguồn gốc Mỹ Xá, Chu Đậu (Hải Dương), gốm sứ men trắng vẽ lam, đồ gốm men nhiều màu, những đồ dùng của thủy thủ đoàn... đã hé mở những bí mật về mỗi con tàu. Với tổng số 240.000 hiện vật (chưa kể số lượng gốm vỡ rất nhiều), tàu cổ Cù Lao Chàm là bằng chứng tham gia tích cực của gốm sứ Việt Nam trong gia thương quốc tế thời kỳ thế kỷ XV - XVI. Diện mạo gốm sứ thương mại Thái Lan, Trung Quốc và những hoạt động khác trên tàu được hiểu biết đầy đủ hơn qua hàng hóa cùng các vật dụng, thực phẩm của thủy thủ đoàn.

Tàu Saga, cơ sở khai quật tàu cổ Hội An

Theo ông Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, thông tin về tàu đắm ở Việt Nam rất nhiều, người dân cũng đã vớt nhiều, nhưng khảo cổ học Việt Nam vẫn chưa với tay tới. Trong hơn một thập niên qua, 5 con tàu cổ ở Cù Lao Chàm, Hòn Dầm, Hòn Cau, Bình Thuận và Cà Mau đã được khai quật, song tất cả những cuộc khai quật đều là thông tin từ ngư dân.
Đây là một thực tế vì tàu cổ Hòn Dầm, mặc dù đã được biết từ trước năm 1975, với một số cổ vật trong tàu đã được bán trôi nổi ở thị trường miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng mãi đến những năm 1990 - 1991, con tàu cổ bị đắm mới thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Tháng 5 năm 1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật mà các ngư dân đã vớt được từ tàu đắm và thành lập một Ban quản lý, trục vớt. Trong khi đó, tàu cổ Cà Mau lần đầu tiên được biết đến do các ngư dân ở vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận) đánh cá ở ngư trường Cà Mau phát hiện... Còn tàu cổ Hòn Cau ngay sau khi xác định tọa độ tàu đắm, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ định Công ty Trục vớt Cứu hộ (Visal) tổ chức khai quật số cổ vật trên tàu với sự tham gia của các chuyên gia khảo cổ của Công ty Hastrorm (Singapore).
Ông Nguyễn Đình Chiến, Trưởng phòng Kiểm kê - Bảo quản, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết, khai quật khảo cổ học dưới nước rất tốn kém, như với tàu Cù Lao Chàm, tổng kinh phí khai quật lên tới hơn 6 triệu USD. Vì thế, cũng dễ hiểu khi có ý kiến cho rằng, nhiều địa phương khi phát hiện ra tàu đắm lại coi là gánh nặng, do phải chi chí để trông giữ, tiến hành điều tra, xây dựng dự án...Trong khi đó, Quy chế khai quật tàu đắm - cơ sở pháp lý cho hoạt động này vẫn đang ở dạng dự thảo.
Hơn nữa, ông Chiến cho rằng, đội ngũ cán bộ chuyên về lĩnh vực khảo cổ học dưới nước đang thiếu. Rõ ràng, với hơn 3.260 km bờ biển, chắc chắn còn nhiều con tàu có số phận tương tự 5 con tàu trên đang chờ được hé mở, khai quật. Không phải vô cớ khi ông Quân cho rằng, nên chăng khảo cổ học Việt Nam phải có một trung tâm khảo cổ học dưới nước. Tất nhiên, việc lên được một bản đồ khảo cổ dưới nước là điều không dễ dàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, song phải có được sự quy hoạch đó thì mới có thể hoạch định được việc gì,khu vực gì nên làm trước, việc gì nên làm sau, tránh được những cuộc khai quật chữa cháy.



(Theo vir.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Lạ quá Gốm Gò Sành [29.09.2008 08:07]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn