TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930519
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Sành trắng Móng Cái
15.07.2008 16:37 - 3265

Gốm sứ Móng Cái
Gốm sứ Móng Cái
Một loại hình gốm sứ có thể đã lãng quên trong dòng chảy của lịch sử gốm sứ Việt Nam, và trong dòng chảy của lịch sử gốm sứ thế giới. Tuy nhiên, những phẩm vật của một thời vẫn tồn tại, tuy còn chiếm ít lòng thiện cảm của những nhà sưu tập Việt Nam, nhưng, gốm Móng Cái vẫn ẩn chứa trong nó những thông điệp của quá khứ...

1. Một dòng gốm sứ bị lãng quên...

Lâu nay, trên những bản tin về gốm sứ tại Việt Nam, sành trắng Móng Cái chỉ được nhắc với những dòng ngắn ngủi như những tiếng ta thán cho một ngành nghề tinh hoa của Việt Nam mà đã sớm đi vào quên lãng, còn đối với dân chơi, đồ Móng Cái là một loại hình "đồ"... không hấp dẫn..."rẻ tiền", là "một chỗ đầu tư không đúng chỗ"...

Đồ Móng Cái còn được gọi là đồ Ninh Châu, hay đồ Quảng Ninh. Sự xuất hiện của nó, cho đến nay vẫn huyền bí và chỉ có thời điểm kết thúc là còn được ghi chép khá rõ ràng (năm 1979, cùng với cuộc chiến vùng biên).

Những chiếc choé Móng Cái

Là một món hàng thương phẩm, sành trắng Móng Cái mang nhiều dáng dấp của một truyền thống gốm sứ Nam Trung Hoa, chủ yếu là Thanh Hoa (cũng có khi Ngũ Thái hay Phấn Thái, Đấu Thái nhưng rất hiếm thấy). Từ phương diện màu sắc của Thanh Hoa, chúng ta cũng có thể thấy nhiên liệu Coban có tính chất của thanh liệu giai đoạn muộn (Thanh Hoa hoá học). Về hoạ pháp, có thể chia làm 3 thời kì:

- Thời kỳ đầu: Từ đầu cho đến năm 1950: với những đường nét hoa văn lão luyện, bút pháp cứng cáp, sắc thanh hoa không quá chói mà chủ về nhạt, nhuần nhuyễn với nước men trắng có sắc xanh nhạt - đặc trưng của những sản phẩm được nung bằng lò củi. Cốt thai trắng mịn, hình thể tròn trịa, trọng lượng có nhẹ hơn.

- Giai đoạn trung kì: từ năm 1950 đến năm 1969: Nét vẽ đã thô phác, bút pháp ngượng nghịu, bắt đầu có dấu hiệu của sự thoái hoá. Sắc Coban đã có ánh chói của Coban nhân tạo, cốt thai kém độ mịn, xám đục tuy nước men vẫn có phần đảm bảo chất lượng ban đầu (nhưng đã có dấu hiệu thoái hoá như sống, men cháy, nám, rỗ... tiêu biểu cho nhiên liệu không còn được thuần nhất. Trên phương pháp tạo hình, sành trắng Móng Cái có đủ mọi loại hình thương phẩm: từ bát, đĩa, chén, lò hương, ấm trà, lọ hoa, cho đến choé, bình, chum vại, thống, chậu cây, đôn,... Giai đoạn này cũng đã thấy xuất hiện những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp Việt Nam như các cọc điện sành trắng...

- Giai đoạn cuối: Từ 1969 đến 1978: Một sự chống đỡ yếu ớt cho sự suy sụp tất yếu của gốm sứ Móng Cái. Có thể thấy rõ điều đó qua những cốt thai, chất men hay những hình vẽ, nét chữ nghuệch ngoạc của những tay thợ non yếu, thậm chí cả những hình thức sáo mòn của các hoạ tiết - dấu hiệu của một thời chiến khó khăn và nó đã tuyệt đối chấm dứt hoạt động cuối năm 1978, khi mà chiến sự vùng biên giới Việt Trung bắt đầu. Lúc đó, toàn bộ khu lò Móng Cái đã được chuyển về Quảng Yên và sự hoạt động yếu kém của nó đã thực sự chấm dứt vào năm 1985.

2. Vài nét về một chiếc choé Móng Cái:

Cho dù chịu một cái kết khá "bi thảm", nhưng sành trắng Móng Cái suốt quá trình hoạt động đã để lại một kho tư liệu khổng lồ cho những người ham thích tìm hiểu. Chúng tôi xin giới thiệu một chiếc choé khá đẹp của dòng sành trắng đã từng "vang bóng một thời" này.

Chiếc chóe này có đường kính miệng 18cm, chiều cao cả nắp 65cm, có thể nói là một chóe tiêu biểu. Chóe hình trứng, thân được trang trí theo 3 tầng hoa văn:

Hoa văn đế cúc ổ

- Tầng đế: được chia làm 4 phần đều nhau. Bốn góc là bốn hoa cúc giữa tầng lá xung quanh. Thủ pháp vẽ lá khá đơn giản, bôi màu và dùng mũi nhọn vạch tạo đường gân lá. Những chỗ trống giữa các ổ hoa được trang trí hoa văn hình Kim cương (Hoa văn rất thịnh hành từ thời Nguyên).

- Tầng thân: Chia làm hai mảng trang trí theo chiều dọc với hai đồ án:

a. Song long hí hỏa cầu – Hai rồng vờn cầu lửa: Đặc trưng của loại rồng thời Trung Quốc và không thấy ở Việt Nam. Hai rồng được thể hiện hết sức sống động không bị những câu thúc gò bó những qui định về số móng hay những qui tắc Tam đoạn cửu khúc trong đồ án Rồng truyền thống. Ở đây, rồng được vẽ năm móng với những sự thoát tục nhất có thể. Tuy nhiên, chi tiết kém nhất trong đồ án có lẽ là cặp sừng do sự bắt chước vụng về của những người thợ vẽ không hiểu hết những tinh túy khiến chúng dường như là sự sao chép mà không có được cảm giác của qui luật ba chiều. Hiện tượng này hầu như đều được lặp lại trên tất cả những sản phẩm của bộ sưu tập.

Khác với sự khô cứng của cặp sừng, những chi tiết mây được sử dụng khá thích hợp cho những nếp gấp, uốn lượn của thân rồng, nhưng việc sử dụng các chi tiết tia lửa lại không được chú trọng như đối với các họa tiết tương tự của đồ sứ Trung Quốc.

Những đồ án Cát tường...

b. Tổ hợp Chim trĩ - Mẫu đơn và Tước - Tuế hàn tam hữu: Sự thực thì chúng ta rất ít khi được nhìn thấy sự pha trộn giữa những yếu tố đối nghịch như vậy trong một kết cấu đồ án truyền thống. Sự kết hợp này dường như đi trái lại với những nguyên tắc biểu ý bởi sự mâu thuẫn được này khi kết hợp khá “ôm đồm” các mô típ với những hàm ý: Trĩ - Mẫu đơn (sự phú quí và sự sang trọng) - Chim sẻ (biểu tượng cho quyền chức - đồng âm tước: chim sẻ và chức tước), với hai trong motip Tuế hàn tam hữu – Ba người bạn trong lạnh giá - là Tùng (biểu tượng cho tuổi thọ) và Mai (biểu thị cho sự thanh cao) (ở đây thiếu Trúc - biểu thị cho đức tính người quân tử) thì cũng là điểm phi lí của đồ án và đó cũng là đặc tính có thể nhận thấy của bộ sưu tập.

Những khoản thức trái chiều...

- Tầng vai và miệng: Những ý niệm Thư Họa đồng nguyên sẵn có của người Trung Quốc dường như không thể thiếu trong bất cứ một tác phẩm nghệ thuật. Trên vai của chóe, hai hàng chữ được viết chạy theo hai hàng ngang, theo xu hướng từ hai phía quay lại trung tâm. Dòng chữ VÂN LÍ HÍ CHÂU – ẩn mây đùa châu - theo hướng ngược với lối viết thông thường của người Trung Quốc đối xứng với dòng BAO CHIÊU THÁNH THỤY – sáng rỡ điềm tốt lành. Dưới dòng VÂN LÍ HÍ CHÂU được viết thêm dòng chữ nhỏ Phỏng khâm Lâm Trĩ Sĩ họa – Cẩn thận vẽ theo tranh của Lâm Trĩ Sĩ - cũng theo hướng của dòng trên để chú cho đồ án Song long hí hỏa cầu – (về phía Trái). Nét bút theo thể hành, đầy khoáng đạt, không gò bó bởi sự tập dượt khắc khổ đã toát lên một trình độ điêu luyện, thuần thục. Sự bất thường của hướng viết trái với tập tục của người Trung Quốc (từ Phải qua Trái) dường như muốn nói rằng chiếc chóe này còn một người bạn song sinh với hướng ngược lại như bàn tay trái và bàn tay phải vậy. Kiểu dạng như vậy không hiếm đối với một số đôi lộc bình hoặc đôi chóe có trong bộ sưu tập. Dưới dòng chữ BAO CHIÊU THÁNH THỤY (được viết thuận chiều đối với người Trung Quốc) có dòng chữ nhỏ cùng hướng: Ninh châu Dụ Thịnh Long xưởng tạo – xưởng Dụ Thịnh Long ở Ninh Châu chế tạo lại hứa hẹn cung cấp những đầu mối lí thú.

Miệng bình cũng được chia làm bốn ổ hoa dây với những bông cúc quen thuộc của đáy chóe và những tán lá rậm rạp (khác thủ pháp bằng các nét chấm của ngòi bút lông) cùng bốn chiếc đầu thú có 8 lỗ xuyên qua được đắp nổi. Công dụng là luồn dây giữ nắp chóe khi được di chuyển hoặc bảo quản những vật dụng được đựng trong chóe. Nắp có cùng họa tiết hoa cúc trang trí với chiếc núm được tạo thành hình búp sen làm chiếc chóe càng trở nên cân đối sang trọng.

Chiếc đầu thú bí ẩn...

Như vậy, chiếc choé được mô tả một cách qua quít này cũng là một đầu mối của một hệ lò gốm sứ đã từng tồn tại ở Móng Cái, thậm chí còn được ca ngợi là con chim đầu đàn cho nghề gốm sứ cận đại của Việt Nam.

Những nét toát lên từ bộ sưu tập là những đặc trưng của một dòng gốm sứ Nam Trung Hoa đã đẫm đày những kiến thức ảnh hưởng từ nghề gốm sứ xuất khẩu của Cảnh Đức trấn Trung Quốc. Việc tồn tại những lò gốm này tại Móng Cái dường như không thể tách rời cái nguyên nhân to lớn của một sự chuyển giao nghề nghiệp đã xảy ra không ít lần trong lịch sử Trung Quốc. Bài viết này cũng được dựa trên một bộ sưu tập hiện tồn ở Hà Nội bởi nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu, và thành quả nghiên cứu cũng chỉ cố làm cho rõ những nguyên nhân của những chuyến di chuyển nghề nghiệp, cố tìm cho ra những bí quyết đã thất truyền của một dòng gốm sứ, hay những hàm nghĩa vẫn còn ẩn dấu chờ khám phá.

Tuy nhiên, những gì mà chúng tôi làm được cũng chỉ là những nét khái lược nhất về một dòng gốm sành đã từng nổi tiếng một thời, và những gì cần viết về bộ sưu tập này vẫn và sẽ được tiếp tục...



Tài liệu tham khảo:

- Móng Cái hợp tác và phát triển - Tạp chí chuyên san của Sở văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh.

- Ninh, Đỗ Văn & Vân, Lưu Tuyết. Sự đan xen giữa các yếu tố Hoa - Việt trong nghề sản xuất thủ công Việt Nam.

Nguyễn Văn Nguyên (Theo SFA)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Làng gốm Thanh Hà [30.09.2008 08:24]
Gốm Cây Mai [23.12.2007 22:08]
Con tàu lịch sử [01.11.2007 22:09]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn