TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930503
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Côn Đảo và dấu tích con đường
26.03.2008 20:19 - 2215

Xem hình
Côn Đảo
Hơn một thập kỷ qua, Côn Đảo liên tục bội thu về kết quả khai quật khảo cổ học. Những phát hiện về khảo cổ học Côn Đảo trong thời gian qua và gần đây luôn đóng góp quan trọng vào nhận thức giai đoạn tiền - sơ sử ở Việt Nam nói chung và Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) nói riêng.

Tháng 9/1990, Bộ Văn hóa-Thông tin (VHTT) đã cho phép Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh BR-VT phối hợp với Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ (Visal) và Công ty Hallistrom Holdnys Oceanic (Thuỵ Điển) khai quật khảo cổ học (KCH) dưới nước một tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau. Cuộc khai quật KCH dưới nước đầu tiên này ở Việt Nam đã thành công mỹ mãn: 270.000 hiện vật thu được chủ yếu là hàng hoá, với những đồ gốm sứ xanh trắng sản xuất ở Trung Quốc vào đời Khang Hy (1662-1772). Năm 1992, 1.011 lô hàng được chọn từ số hiện vật đó được bán đấu giá tại Hà Lan, thu được 6,7 triệu USD. Năm 1993, đợt khai quật tiếp tục ở Hòn Bà. Hơn 500 hiện vật thu được lần này chủ yếu là đồ gốm Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã giúp cho các nhà KCH trong và ngoài nước có thêm một số luận cứ khoa học về sự hình thành con đường tơ lụa, gốm sứ hương liệu trên biển của các cư dân cổ.










    


Chóe Thanh Hoa 

Năm 1995, các nhà KCH Việt Nam lại quay trở lại Côn Đảo để tiến hành phúc tra kỹ lưỡng 2 khu vực Bến Đầm và Hàng Dương. Năm 1999, Côn Đảo lại nóng lên những đợt khai quật KCH quy mô lớn. Đợt khai quật di chỉ Hòn Cau đã thu được 2.295 hiện vật và hàng nghìn mảnh gốm vỡ. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng làng cổ Hòn Cau có quan hệ mật thiết với các làng cổ khác trên quần đảo Côn Lôn và rất gần gũi với nền văn hoá Sa Huỳnh, cách nay chừng 3.000-2.500 năm. Sau cuộc khai quật đó, các nhà KCH lại phát hiện, khai quật thêm di chỉ Cồn Hải Đăng. Lần này, các KCH đã tìm thấy di tích mộ táng tiền sử lần đầu tiên ở BR-VT thu được gần 100 mộ vò và hàng trăm hiện vật như niêu, bát bồng... là đồ tuỳ táng chôn theo người chết. Theo TS Nguyễn Trung Chiến (Viện KCH VN), mộ vò ở Côn Đảo có tính ổn định và thống nhất về kiểu dáng, kích thước được tách riêng thành khu nghĩa địa tách biệt với nơi cư trú. Có thể đây là một làng Chăm cổ. Cuối năm 2002, những bí ẩn dưới lòng đất Côn Đảo lại tiếp tục được khám phá từ việc khai quật di chỉ Cồn Miếu Bà.


TS Đào Quý Cảnh (Viện KCH VN) cho biết: Ngoài những di tích mộ vò đã biết ở cồn Hải Đăng, các công cụ đá ghè đẽo đơn giản, phác vật bôn và một số đồ đồng, đồ sắt, tầng văn hoá Cồn Miếu Bà có mật độ mảnh gốm vỡ khá dày đặc, được coi là phong phú nhất từ trước đến nay. Ngoài bộ sưu tập gốm thu được ở Cồn Miếu Bà, các nhà KCH cũng đã phát hiện được khá nhiều mảnh gốm vỡ đời Đường, gốm vàng xanh của các lò Quảng Đông (Trung Quốc) là một trong các loại đồ gốm tiêu biểu trên các cảng biển thuộc con đường tơ lụa trên biển.










 


Chóe Thanh Hoa hoa dây


 Qua tư liệu Bảo tàng Tổng hợp tỉnh BR-VT, được biết: Trong quá trình tìm kiếm thuộc địa và tăng cường hoạt động bán buôn, các nhà buôn đã chọn Côn Đảo vào tầm ngắm trong việc dừng chân, trao đổi hàng hoá. Đó cũng là một trong nhiều lý do mà cuối năm 1688, Công ty Đông Ấn của Pháp đã phái Veret đến Côn Đảo nắm tình hình. Nhưng phương án dùng vũ lực chiếm Côn Đảo. Tin này đến tai người Anh và chính quyền Anh đã sai Williams Bampier đến Côn Đảo để khảo sát, vẽ bản đồ chi tiết quần đảo Côn Lôn. Năm 1702, thương điếm của Công ty Đông Ấn của Anh ở Châu Sơn (Trung Quốc) bị nhà Thanh đóng cửa, thương nhân người Anh là Allen Catchpole đã tới Côn Đảo để xây dựng một thương điếm mới, có pháo đài vững chắc bao quanh.


Đầu năm 1994, các nhà KCH Nhật Bản đã có một số thông tin về thương điếm Catchpole này và đã cùng các nhà KCH VN tiến hành cuộc điều tra tại Côn Đảo nhưng không tìm thấy dấu vết của thương điếm. Thời gian gần đây, các nhà KCH VN mới có điều kiện khảo sát kỹ hơn tầng sâu văn hoá ở Côn Đảo. Tại chân núi Thánh Giá, họ đã phát hiện được khá nhiều mảnh gốm vỡ có xuất xứ từ các lò gốm đời Đường, đời Thanh (Trung Quốc)... Cũng trong bộ sưu tập này, các nhà KCH VN còn có thêm một mảnh gốm Hizen Nhật Bản niên đại trong khoảng 1644-1684.  










 


 Bộ tượng - Hiện vật tàu cổ Vũng Tàu


Gần đây nhất (9.2002), trong một chuyến đi biển, ông Huỳnh Tấn Luân - người Cần Thơ, tạm trú tại Vũng Tàu - đã phát hiện trên vùng biển Vũng Tàu một con tàu cổ chở nhiều cổ vật đồ gốm bị đắm. Một số ngư dân cùng đi với ông Luân đã vớt được một sổ cổ vật bằng gốm sứ TQ đời Minh, đời Thanh... Được Bộ VHTT cho phép, Sở VHTT tỉnh BR-VT, VISAL và các cơ quan chức năng đang triển khai khảo sát toạ độ tàu cổ đắm và đề xuất phương án trục vớt hiệu quả. Những phát hiện KCH ở Côn Đảo đã bắt đầu chứng minh cho sự trọng yếu của quần đảo Côn Lôn trong hải trình con đường tơ lụa trên biển.




(Theo laodong.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Lạ quá Gốm Gò Sành [29.09.2008 08:07]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn