TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930472
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Tìm hiểu Gốm Chăm [phần 3]: Hiện vật
19.02.2008 20:43 - 2282

Xem hình
Di tích Gò Cây Ké
Loại hình sản phẩm của các lò nung gốm Bình Định khá phong phú, bao gồm: bát, đĩa, chén uống nước (rượu), hũ, chậu, vò,... vật liệu xây dựng, tượng thú.
Trong các thông báo trước đây chúng tôi đã tiến hành phân loại các hiện vật theo các tiêu chuẩn sau:

I. Phân loại a. Phân loại theo công năng. 1. Đồ gia dụng: bát, đĩa, chén, hũ, chậu.... 2. Vật liệu xây dựng: ngói lá, mảnh trang trí tháp. 3. Tượng mỹ thuật. Chỉ tìm thấy tượng thú như: trâu, chó. b. Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật và men 1. Các lò gốm Bình Định sản xuất  cả gốm men và gốm sành có men lẫn không men. Có 3 màu men cơ bản là men xanh ngọc, men trắng, men nâu. - Nhiều nhất là loại gốm màu men xanh ngọc ngả xám. Màu sắc của loại men này chuyển hóa theo các gam màu khác nhau tùy thuộc vào  nhiệt độ nung từ màu vàng rơm, xanh xám đến xanh ngọc. - Men nâu: Men nâu cũng có các gam màu khác nhau: vàng nâu, nâu sáng, nâu đen. Trong đồ gốm gia dụng, men nâu  chiếm tỷ lệ không cao, nhưng đặc biệt có loại hiện vật chỉ sử dụng men nâu như chén uống nước (rượu) - Men trắng ngà: loại men này chỉ thấy dùng cho các tượng nhỏ. Ngoài các màu men trên, chưa thấy xuất hiện gốm men trắng vẽ lam. 2. Gốm sành. Gốm sành của các lò Bình Định có hai loại. Loại nhẹ lửa và loại cao lửa. Gốm nhẹ lửa chủ yếu là bình lớn, hủ... hầu hết được tráng men màu nâu, vàng nâu. Ngoài đồ gia dụng, có thể xếp một số viên ngói tráng men trong phạm vi gốm sành nhẹ lửa.


Chum in khuôn - Cao 45cm (Nằm trong bộ sưu tập Gốm Gò Sành)


Đồ sành cao lửa không men chiếm tỷ lệ thấp hơn gốm sành tráng men. Những hiện vật phát hiện trong lò Cây Quăng và lò Cây Mận II đã thấy các mẻ nung cuối cùng, chủ yếu là nung bát, song ta cũng thấy lẫn trong chồng bát đĩa là các viên ngói lá hay vật liệu xây tháp. Như vậy, có nghĩa là các lò gốm này mỗi lần nung sản phẩm họ có thể nung hỗn hợp các loại đồ vật cùng một lúc.


II. Hoa văn  Một trong những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bình Định là rất ít trang trí hoa văn. Cho đến nay, sau 5 mùa khai quật và điền dã, số mảnh gốm trang trí hoa văn thu được, có thể nói chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên qua những mảnh gốm ít ỏi đó, chúng ta vẫn thấy người thợ gốm Bình Định đã biết hầu hết các kỹ thuật trang trí như: Kỹ thuật in khuôn, kỹ thuật khắc vạch, kỹ thuật vẽ trên men, kết hợp khắc vạch và tô màu (giống như gốm hoa nâu của các lò gốm phía bắc), kỹ thuật dán.


Chum Quả Lê – Cao 30cm (Nằm trong bộ sưu tập Gốm Gò Sành)


Có một điều khá đặt biệt là hầu hết các đồ dùng hằng ngày như bát, đĩa, âu không thấy được trang trí hoa văn nhiều bằng các loại vò. Các vò của gốm cổ Bình Định đại đa số đều có màu men nâu hoặc vàng nâu. Trên vai thường có núm, một vài chiếc còn được dán thêm mặt Makala, thân vò thường được trang trí các họa tiết được in nổi hoặc được vẽ bằng que nhọn. Có thể do thị hiếu hoặc một chức năng sử dụng của các loại vỏ này mà chúng ta  chưa hiểu nổi khiến chho chúng có vẻ được quan tâm hơn tất cả các đồ gia dụng khác.


III. Kỹ thuật chồng hiện vật trong nung lò Khai quật lò Cây Quăng cũng như lò Cây Mận II, chúng tôi đã thấy rất nhiều bao thơi trên nền lò, thậm chí còn có cả các chồng hiện vật trong lòng các bao thơi đó. Như vậy, kỹ thuật nung trong bao thơi là kỹ thuật phổ biến của các lò gốm cổ Bình Định. Dấu vết để lại trên sản phẩm cho thấy, có mặt cả hai kỹ thuật xếp hiện vật nung: con kê và ve lòng. Cũng ngay trên nền lò, chúng tôi gặp không ít những con kê hình vành khăn có 4,5 núm. Những hiện vật dùng con kê thường có thành cao, đứng, mem tráng dày, màu men xanh ngọc khá tươi, men tráng gần kín cả mép ngoài hiện vật. Hiện vật ve lòng phần lớn có thân mỏng, dáng loe, men tráng không dày, mặt ngoài thường chỉ có 2/3 tính từ miệng xuống được tráng men, phần còn lại thường khống có men. Màu men không tươi và dày như các hiện vật xếp bằng kỹ thuật con kê.



(Theo PGS-TS Trịnh Cao Tưởng)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Lạ quá Gốm Gò Sành [29.09.2008 08:07]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn