TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 000930518
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Những kho báu dưới đại dương bao giờ được đánh thức?
16.01.2008 19:23 - 1742

Xem hình
Tìm kiếm cổ vật dưới nước
Hàng trăm nghìn cổ vật được tìm thấy qua 5 cuộc khai quật tàu cổ thời gian qua đã chứng minh tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển Việt Nam trong mối giao thương quốc tế. Đã từng có một con đường gốm sứ trên biển Việt Nam, qua đó, hàng triệu sản phẩm gốm sứ của các nước Trung Quốc, Thái Lan và cả Việt Nam thời kỳ phát triển đỉnh cao đã được đưa ra buôn bán, trao đổi trên thế giới. Đó là lý do khẳng định, dưới lòng biển nước ta hiện đang chứa đựng nhiều kho cổ vật vô giá. Tiếc rằng, công tác đầu tư cho ngành khảo cổ học dưới nước bao năm qua không được quan tâm xứng tầm, khiến nhiều người tự hỏi, bao giờ những kho báu dưới đại dương được đánh thức?

Những kho báu dưới đại dương.


Năm 1990 là lần đầu tiên các cán bộ ngành Khảo cổ học Việt Nam "đụng" đến lĩnh vực rất mới, khảo cổ học dưới nước. Cùng với sự tham gia của các chuyên gia khảo cổ của Công ty Hastrorn (Singapore), các chuyên gia của Công ty Trục vớt cứu hộ (Visal) và các nhà khảo cổ Việt Nam đã tham gia vén bức màn bí mật con tàu cổ đầu tiên, tàu cổ Hòn Cau. Tàu bị vùi sâu trong lớp cát từ 0,6 - 2m, ở độ sâu 40m so với mặt nước biển. Tàu được đóng bằng gỗ, có chiều rộng 9 m và dài 32,71m. Mặc dù đã bị ngư dân khai thác trái phép, dùng lưới cào quét từ trước đó, nhưng các chuyên gia vẫn còn thu được hơn 60.000 hiện vật. Ngoài những trang thiết bị trên tàu như: súng lệnh, súng thần công... được sản xuất ở châu Âu, hàng hoá trên tàu đa phần là gốm sứ có nguồn gốc chủ yếu từ các lò Cảnh Đức tỉnh Giang Tây, Đức Hoá tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Bên cạnh các sản phẩm được chế tạo tinh xảo với hoa văn mang đậm nét văn hoá Trung Quốc, còn có nhiều sản phẩm mang phong cách châu Âu rõ nét từ hình dáng cho đến họa tiết trang trí. Theo các nhà khoa học, có nhiều khả năng con tàu mang hàng hoá sang châu Âu, nhưng không may bị đắm ở vùng biển Việt Nam.


Tàu cổ Hòn Dầm nằm cách Hòn Dầm Phú Quốc, Kiên Giang 5 km được khai quật cùng thời gian với tàu cổ Hòn Cau (1990-1991) cũng có tới 10.000 hiện vật, chủ yếu là đồ gốm, sứ của Thái Lan có niên đại thế kỷ XV.


Trục vớt cổ vật


Tàu cổ Cà Mau dài 24m, rộng 8m, chìm ở độ sâu 36m, được tiến hành khai quật từ năm 1998-1999 cũng thu được hơn 60.000 hiện vật là đồ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ thứ XVIII. Ngoài những đồ gốm thông thường như bát, đĩa, cốc chén... các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều loại bình đựng sữa, cốc uống bia có quai... hoạ tiết trang trí là phong cảnh nhà cửa châu Âu, chứng tỏ hàng hoá trong tàu được sản xuất theo đơn đặt hàng của châu Âu. Có cùng số lượng hiện vật này là tàu cổ Bình Thuận, được Chính phủ cho phép khai quật vào năm 2001-2002. Tàu dài 23,4m, rộng 7,2m, nằm ở độ sâu 40m so với mặt nước. Hiện vật thu được là đồ gốm, sứ nhiều chủng loại gồm đồ sứ men trắng, men trắng vẽ nhiều màu, hoa lam, hoa lam kết hợp với nhiều màu và đồ gốm men nâu đen, xanh lục. Đa phần được sản xuất ở vùng Dương Châu, tỉnh Phúc Kiến và Sơn Đầu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).


Cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) từ năm 1997-2000, được tiến hành quy mô và khoa học nhất, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước theo phương thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (khoảng 6 triệu USD), quyền lợi Việt Nam được hưởng là tất cả hiện vật độc bản và 30% tổng số hiện vật còn lại. Số lượng hiện vật thu được từ tàu cổ Cù Lao Chàm cũng ở mức kỷ lục nhất, lên tới 240.000 hiện vật, không kể số đồ gốm sứ đã bị vỡ. Hàng hoá chủ yếu là gốm Chu Đậu, Hải Dương vào khoảng thế kỷ thứ XV, được xác định là loại hàng gốm xuất khẩu sớm nhất nước ta.


 


Chuyện buồn ngành Khảo cổ học dưới nước.


 Hàng trăm nghìn cổ vật được tìm thấy qua 5 cuộc khai quật tàu cổ đã chứng minh “con đường gốm sứ” thời trung đại qua biển Việt Nam với chiều dài hơn 3.000 km là không còn gì phải bàn cãi. Điều đáng buồn là ngành Khảo cổ học dưới nước ở nước ta hầu như chưa được quan tâm phát triển đúng tầm. Trong khi ngay từ đầu thế kỷ, Thái Lan đã lập được bản đồ khảo cổ vịnh Thái Lan, thì khảo cổ dưới nước vẫn còn khái niệm xa lạ với nhiều cá nhân, ban ngành chức năng liên quan ở nước ta. 100% tàu cổ được phát hiện thời gian qua đều là nhờ ngư dân, và các cuộc khai quật cũng chỉ được tiến hành sau khi các ngư dân đã dùng chài lưới cào quét chán chê. Vì không có phương tiện và kinh phí, nên các nhà khoa học chưa hề có một cuộc thăm dò sơ bộ, xác định có bao nhiêu con tàu cổ đắm ngoài khơi, đắm ở toạ độ nào để vẽ bản đồ khảo cổ.


Khảo cổ dưới nước


Trong 5 cuộc khai quật tàu cổ được tiến hành thời gian vừa qua, chỉ có duy nhất cuộc khai quật tàu cổ Cà Mau hoàn toàn là do các chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam thực hiện với kinh phí do Nhà nước cấp khoảng 13 tỷ đồng. Đây là cuộc khai quật duy nhất mà nước ta có quyền xử lý và định đoạt số phận của toàn bộ hiện vật. Các cuộc khai quật còn lại, nước ta được phần chia rất ít và thiệt thòi, vì hầu hết kinh phí khai quật đều do đối tác chi trả. Điển hình như cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm (thu được tới 240.000 hiện vật là đồ gốm sứ Chu Đậu thế kỷ XV) ngoài 789 hiện vật độc bản, trong đó có nhiều đồ gốm sứ Thái Lan, Trung Quốc... là đồ dùng của thuỷ thủ đoàn, thì Việt Nam chỉ được nhận thêm 72.000 hiện vật, tương đương với 30% số hiện vật thu được. 168.000 hiện vật còn lại được phía đối tác mang ra nước ngoài bán đấu giá. Tại đây, mỗi hiện vật được “hét” với giá... trên trời, khiến thị trường đồ cổ thế giới được một phen “sốt” gốm Chu Đậu cổ. Ông James Salgalo, giám đốc Bảo tàng Hàng hải Vancouver (Canada) từng tham dự một cuộc đấu giá cổ vật tàu cổ Cù Lao Chàm tại Mỹ cho biết, hàng hiệu USD đã bị “chảy máu” một cách công khai. Không cần phải nói ai cũng biết, nếu không đầu tư một cách thoả đáng thì cổ vật Việt Nam sẽ còn tiếp tục... “đội nón” ra nước ngoài.


Tiến sỹ Nguyễn Đình Chiến, chuyên gia Viện khảo cổ học thuộc Trung tâm KHXH&NV quốc gia, nguyên Trưởng ban khai quật tàu cổ Cà Mau và Bình Thuận cũng cho biết, nước ta cho đến nay chưa thành lập được trung tâm khảo cổ học dưới nước, đồng thời cũng chưa hề có chuyên gia trong lĩnh vực này. Hầu hết các chuyên gia khảo cổ Việt Nam từ trước đến nay đều thực hiện khảo cổ trên cạn, nên kinh nghiệm khảo cổ dưới nước chưa có, đều phải vừa học vừa làm, nên kết quả còn hạn chế. Bên cạnh đó, ngoài khó khăn về kinh phí, công việc khai quật tàu cổ còn gặp nhiều trở ngại do mỗi khi phát hiện dấu tích một con tàu cổ, các chuyên gia thường phải chờ vài tháng mới được phê duyệt dự án. Trong thời gian này lại phải đặt ra nhiệm vụ bảo vệ, chi phí rất tốn kém.


 Thiết nghĩ, Nhà nước và các ban ngành chức năng ở nước ta cần phải có một cách nhìn xa hơn về ngành Khảo cổ học dưới nước. Cần phải đầu tư trí óc cũng như tiền của vào công việc này, trong đó quan trọng hàng đầu là quan tâm đào tạo đội ngũ các nhà khảo cổ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, có như thế mới có thể khảo sát, đánh giá được đầy đủ, cũng như vẽ được bản đồ các di tích khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và sau đó là chủ động xử lý và phát huy giá trị các kho báu ở biển Việt Nam./.




Nguyễn Hoàng Tú (Theo irv.moi.gov.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Lạ quá Gốm Gò Sành [29.09.2008 08:07]



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2023 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn