Tìm hiểu Gốm Chăm [phần 2]: Cấu trúc – Vật liệu đốt
14.01.2008 19:02 - 1825
|
Cấu trúc lò Gò Sành |
Tất cả các lò gốm đã được điều tra và khai quật đề là lò có hình dạng ống, có độ dài trung bình từ 8-10m, chiều ngang rộng nhất khoảng 3m (lò Cây Quăng). Bầu lửa được đào sau xuống dưới nền lò khoảng 0,60-0,80m. Cuối bầu lửa - phần tiếp giáp với bầu lò thường có trụ chia lửa được xếp theo hình mũi tên, tạo nên hình khí động học làm tăng tốc độ của gió.
Cấu trúc
Riêng lò số III của lò cây Mận có cấu trúc bầu lửa hết sức độc đáo. Lửa từ bầu đốt được dẫn qua 3 trụ hình ống, thổi thẳng lên trần bầu lò, rồi toả ra khắp bầu Ngọn lửa không trực tiếp thổi vào trong bầu lò và tàn tro có thể bị rơi ra ngay ở cửa bầu lò. Do vậy, các sản phẩm đang nung được hầm chín bằng nhiệt độ tỏa ra, không bị táp lửa và không bao giờ bị dính than tro. Cấu trúc đường dẫn lửa này chưa hề gặp ở đâu. Bầu lò thường có dáng cửa hẹp, thân phình ở giữa và thu nhỏ ngay ở phần hậu. Loại lò xây bằng các bao thơi, thường dùng ngay các bao thơi thủng đáy ở tường hậu làm chổ thoát khói. Hầu hết các lò đều để lại dấu vết cửa ngang để vào, ra sản phẩm . Tuy không có vạt tường nào còn nguyên vẹn để cho ta thấy được lỗ kiểm tra cửa lò, song tìm thấy nhiều mảnh lấp các lỗ này đã bị nung thành sành, chứng tỏ các lò đều có chỗ kiểm tra lửa. Nền lò có độ dốc không lớn, khoảng 150. Cửa lò thường quay mặt hướng Nam hoặc Đông nam để tận dụng nguồn gió tự nhiên thổi vào lò
Cửa lò Gò Sành
Vật liệu xây dựng có 2 loại: - Loại thứ nhất: dùng đất sét đắp kiểu hình tường (lò Cây Mận – lò dưới cùng) - Loại thứ 2: Dùng các bao thơi xây thành tường lò. Lỗ hổng giữa các bao thơi được trát bằng đất sét (Lò Cây Quăng và Lò Cây Mận lớp trên) Dấu vết kỹ thuật cho thấy các lò nung ở đây được sử dụng khá dài. Trong quá trình nung ở đây được sử dụng khá dài. Trong quá trình nung người ta phải sửa chữa tường và nền nhiều lần. Dấu vết sửa chữa để lại khá rõ. Khi chọn được một vị trí thích hợp, người ta có thể duy trì địa điểm xây lò trong một thời gian khá dài. Trường hợp gò Cây Mận là một điển hình. Đầu tiên là lò có tường đắp bằng đất. Sau đó người ta đắp chiếc lò đầu tiên này, xấy chiếc lò thứ hai lên trên. Có lẽ do chống lũ nên vạt tường phía Bắc (hướng có mặt sông) người ta xây áp từ chân tường lò thứ nhất lên, còn mặt phía nam tường lò vẫn được giữ nguyên phần phía dưới, bao thơi chỉ được xếp từ nóc lò lớp dưới trở lên cho tới độ cao của tường phía đối diện. Như vậy, có nghĩa là, mặt tường phía Bắc xây lại hoàn tòan bằng bao thơi từ dưới lên, còn mặt phía nam có nửa dưới là tường trình, nửa trên là bao thơi. Hai lớp lò sau tiếp tục sử dụng tường của các lò trước và thu hẹp trong lòng của các lò trước. Do vậy, quy mô lò càng về sau càng có xu hướng nhỏ hơn. Tường đất bờ phía Nam lò Gò Sành
Những biểu hiện của khu lò này là phản ánh quy mô sản xuất càng về sau càng thu nhỏ dần. Không hiểu đấy có phải là hiện tượng chung hay của toàn bộ trung tâm gốm Bình Định hay không, chúng tôi chưa có thêm tài liệu để so sánh và đưa ra kết luận chung. Kỹ thuật xây dựng bằng bao thơi là kỹ thuật xây dựng các lò nung gốm lần đầu tiên. Được phát hiện trên đất nước ta. Kỹ thuật này có khá nhiều ưu điểm: tận dụng các bao thơi không dùng nữa. Do đặc tính chịu lửa nên không bị vỡ nứt, lại thêm độ cao của bao thơi từ 36-42cm được đặt nằm nghiêng đã trở thành những vạt tường dày giữ nhiệt độ tốt. Kiểu xây dựng này không chỉ tiết kiệm nguyên vật liệu mà còn tiết kiệm thời gian xây dựng. Chúng tôi được một số nhà khoa học cho biết, có tài liệu cho biết việc dùng bao thơi xây tường lò cũng đã thấy xuất hiện ở nam Trung Quốc. Rất tiết, chúng tôi chưa có tài liệu các lò Nam Trung Quốc để so sánh.
Vật liệu đốt
Kết quả khai quật khu vực bầu đốt của các lò đều thu được các loại tro mịn, lẫn với một số than của các loại cành cây nhỏ điều đó chứng tỏ vật liệu đốt của các lò gốm này là loại thảo mộc và các loại cây nhỏ mọc trên đồi. Loại nguyên liệu này, ngày nay vẫn được các lò gốm quanh vùng sử dụng. Chính vì vậy rất hiếm thấy các sản phẩm méo phồng do nhiệt độ quá cao thường thấy ở các lò nung than hoặc loại củi thân cây lớn.
Trục chia lửa lò Gò Sành
Một số mảnh trang trí tháp độ nung thấp, mặt ngoài còn giữ nguyên màu đỏ tươi, mặc dầu thân sản phẩm khá dày. Đặc điểm kỹ thuật này chỉ có thế được nung bằng nguyên liệu cháy nhẹ như: rơm, rạ, lá và cành cây nhỏ.
Còn tiếp ...
Nguyễn Hoàng Tú (Theo PGS-TS Trịnh Cao Tưởng) |