TRANG CHỦ
    GỐM CỔ GÒ SÀNH
    BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH
      - Gốm Thờ Tự
      - Gốm Ngự Dụng
      - Gốm Thương Mại
      - Hoạt động và sự kiện
    TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
    BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY
      - Võ Nghệ
      - Ẩm Thực
      - Văn Học
      - Âm Nhạc
    TỪ TRONG DI SẢN
    ẢNH GOSANH.VN
    VIDEO
    LIÊN KẾT
 Khách Thăm: 001169622
< d>
< d>
< d>
< d>
< d>
 
Làng võ Bình Định một truyền thống văn hóa - Bài 5
01.11.2007 20:32 - 4550

Cành đào Tây Sơn
Cành đào Tây Sơn
Lại nữa, ủ đằng sau một lớp lá chuối xanh non, mơn mởn của đất trời và cây cỏ, lớp lá chuối vốn đã được lau sạch, để qua đêm và phơi nắng cho mềm. Rằng sau cái sắc màu tươi xanh ấy là chiếc bánh vốn đã mang sẵn một quan niệm về cái đẹp, được người Bình Định thoa một lớp dầu phộng và nướng lên, vừa là một phương pháp để giữ bánh lâu bị thiu vừa mang theo chút quan niệm sống, làm ta liên tưởng đến cách hơ của người phụ nữ sau khi sinh.

          Đất Bình Định của miền Trung nắng, gió, có ánh nắng ráng vàng lúc ban mai đến sắc đá, bầu trời cũng chuyển màu, đẹp hẳn lên, có thêm địa danh Gành Ráng. Con người Bình Định cũng được tắm trong sắc màu tươi và sáng ấy, đẹp lên ở làn da người nữ; tài hoa, kiên cường và nghĩa dũng ở người nam. Đất ấy, người ấy cần một thế ứng xử ấy.

III - Từ Tây Sơn vương đến nhà Tây Sơn ( 1771 - 1798 ) hay thời kỳ phát triển võ Bình Định và Làng võ Bình Định

          Phong trào nông dân Tây Sơn, đỉnh cao của những cuộc khởi nghĩa nông dân vào thế kỷ XVII-XVIII, đã có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp để tạo nên sự hình thành các Làng võ Bình Định và sự hưng thịnh của võ Bình Định. Tuy nhiên, nhìn từ căn cội của nó, phong trào này đã nương rất nhiều vào những điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội - truyền thống thượng võ của nơi phát tích: Tây Sơn (thượng đạo và hạ đạo) như là xuất phát điểm đầu tiên cho những bước phát triển về sau. Ta hãy bắt đầu từ những xuất phát điểm đó: Văn hóa sông Kôn.

Đây! Ngôi mộ Vỏ Tánh - Đang hiện diện tại Tử Cấm Thành, Thành Hoàng Đế.

Nhà Nguyễn biến linh địa của nhà Tây Sơn, thành tử địa. Bởi ngôi mộ của Võ Tánh .

1/ Một cách hình dung về văn hóa sông Kôn

          Vậy là những cư dân Việt đầu tiên đã đặt chân đến định cư ở đất này. Bước lưu di của họ đem theo gì trong hành trang? Một tâm lý cộng đồng làng, những giá trị văn hóa Việt và chút phiêu bồng của người nghĩa dũng, kẻ lưu tán. Ứng xử với đất mới: Đại Việt, những cư dân đó cùng các tội lưu, Hoa kiều đến sau đã tạo lập nên một nền văn hóa sông Kôn giai đoạn này kế bước với sự phát triển rực rỡ của văn hóa sông Kôn và Champa.

          Hai con đường giao thông thời xưa: thủy và bộ cũng là hai con đường để cư dân, chủ yếu Thanh - Nghệ tập kết vào đất Bình Định khi ấy. "Đi bộ thì khiếp Hải Vân/ Đi thuyền thì khiếp Sóng Thần, hang Giơi" (ca dao), về sau còn thế huống gì vào cái thời mà bước chân của kẻ lưu tán còn chưa quen với đất này. Theo bước chân đó, ta thử hình dung hai con đường khởi điểm của sự tụ cư trên đất Bình Định. Nếu theo đường thủy, Kẻ Thử tương truyền là nơi 24 dòng họ đầu tiên trên con thuyền phương Bắc tập kết vào. Kẻ Thử xưa là một thị tứ khá hưng thịnh và dần phát triển. Khi người Hoa, tiếp nối bước chân đó vào Bình Định, họ đem theo thương nghiệp và buôn bán, Nước Mặn phát triển cùng với Hội An, Thanh Hà. Từ đây, cả một vùng cửa biển Bình Định đã hưng thịnh hẳn và cũng là xuất phát điểm để từ đó, cư dân bắt đầu ngược dòng lên theo dòng chảy con sông Kôn đến An Vinh, An Thái. Một con đường bộ đi từ Bắc vào, con đường của những cư dân lưu tán đi dần vào phía Nam với tâm lý của người mở đất và đây có lẽ là con đường chính để đưa số lưu dân vào ngày càng nhiều về sau này. Đập Đá nơi gặp nhau của các đường giao thông sẽ là điểm tụ cư đầu tiên để từ đó, họ sẽ cùng lan tỏa và đặc biệt, men theo sông Kôn về An Vinh, làng nông nghiệp. Hai con đường là hai đặc điểm: một bên (thủy) là con đường của những lưu dân khá giả hơn hay chủ trương của nhà chúa mang theo dòng phát triển của thương nghiệp, buôn bán cùng với người Hoa đầy sự hưng thịnh của Kẻ Thử - Nước Mặn - An Thái; một bên (bộ) là con đường chủ yếu của lưu dân nghèo, tội lưu, chủ yếu làm nông nghiệp, mang tâm lý cố cựu của nông dân, cố kết nhau và tạo lập làng nông nghiệp An Vinh. Tất nhiên, khi mà vào năm 1578 chúa Nguyễn đã đặt nền hành chính đầu tiên của người Việt vào đất Tuy Viễn thì An Vinh chỉ có thể ra đời và phát triển trước đó và là cơ sở để tự xác lập hành chính vào đất mới. An Thái với thành phần chủ yếu là Hoa kiều và là nơi ngược dòng của Nước Mặn lại chỉ có thể có sau thế kỷ 18 sau khi Nước Mặn suy tàn dần. Song hành của hai dòng chảy đó là thế ứng xử của người Việt để tạo lập giá trị văn hóa mới. Đó là văn hóa sông Kôn.

         Văn hóa sông Kôn tiếp bước sự phát triển rực rỡ của văn hóa tiền Champa (Sa Huỳnh) mà trong đó, Bình Định còn tìm thấy ở Trũng Xe, Gò Lồi, Chánh Trạch, Thuận Đảo, Núi Sứa. Những địa điểm này cho thấy đất Bình Định đã là nơi cư trú của những cư dân làng nông nghiệp với tầm nhìn biển. Văn hóa cảng thị Champa và những di tích văn hóa Champa trên đất Bình Định đã là cơ sở cho sự ra đời của một giai đoạn cực thịnh với phong cách Bình Định về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc gốm; với sự phát triển các cảng thị và thương cảng Thị Nại… Văn hóa sông Kôn đi qua thời kỳ cát cứ các chúa Nguyễn để mang dấu ấn mới của người Việt trên đất mới để từ đó tạo lập nên nhiều giá trị mới. Chẳng hạn, trong văn hóa tinh thần là tinh thần thượng võ, là tố chất kiên cường trước sóng gió, là hát bội, đánh bài chòi… Trong văn hóa vật chất là nhà lá mái, bánh ít, các sản phẩm thủ công truyền thống. Văn hóa sông Kôn đã hình thành xuôi theo dòng chảy của nỗ lực chiếm lấy đất mới và bước chân di trú ngày càng tiến xa hơn, lên tới thượng nguồn dòng Kôn giang với Phương Kiệu, Cửu An là "ấp Tây Sơn do người Việt lập ra đầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo đã thành cơ sở trồng lúa nước sớm nhất và tốt nhất ở đây" (Nguyễn Quang Ngọc, Phan Đại Doãn - Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơn hạ đạo ). Theo bước chân đó là những làng Việt mà ý thức tạo lập nó vốn là đặc tính tâm lý cố hữu của cư dân Việt. Tất nhiên, vào đất mới thì làng Việt với cơ cấu tổ chức chặc chẽ: giáp, họ … sẽ được biến đổi, phá vỡ để mang những đặc tính mới.

Cành đào Tây Sơn

             Như vậy, nếu GS Trần Quốc Vượng đã tổng kết mô hình quy hoạch tiểu quốc của văn hóa Champa xưa, núi - thánh địa - trung tâm chính trị - cảng thị - biển mà ở Bình Định mô hình tổ chức đó là Đồ Bàn (thánh địa) - Cha thành (thánh đô) - Thị Nại (thương cảng, quân cảng) với dòng sông Kôn. Đến văn hóa sông Kôn giai đoạn này, với bước đi của người Việt đã tạo lập nên mô hình:

             Kẻ Thử      Nước Mặn         An Thái

                                                               Cửu An, Phương Kiệu (An Khê)

             Đập Đá                               An Vinh

mà cùng với mô hình đó là sức lan tỏa ngày càng rộng để tạo thành lực đẩy cho sự phát triển các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội.

          Văn hóa sông Kôn là sản phẩm của sức sáng tạo và ý chí của người Bình Định và đó chính là chất tố nền cho sự phát triển. Tất nhiên, khi anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phất cao cờ nghĩa thì họ đã nắm bắt được tiềm lực này và khai thác nó để tăng thêm lực lượng. Sự khai phá ấy đã bắt đầu từ đầu nguồn Phương Diệu (An Khê) và từ chỗ dựa ấy họ sẽ tiến sâu xuống chiếm lĩnh dải đất bằng ven biển.

                                                                                                  (Còn tiếp)



Võ Sư :  Nguyễn Vĩnh Hảo 

Ủy viên thường trực BCH Liên đoàn võ thuật Bình Định

 Chủ Nhân : Bảo Tàng Gốm Cổ Vijaya - Champa -  Bình Định  

(Theo gosanh.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



NHỚ MẮM
VÌ SAO BAO TÀNG THIẾU SỨC SỐNG
KIẾN TRÚC TRE VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TẠI MỸ
QUÊN NGƯỜI
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT.
Mắm ruột mà quệt cà giòn...
BIỂN & NỖI NHỚ!
Tản văn cho biển
Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20
TAM QUAN TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
Bình thơ: Vua và em - Trần Viết Dũng
Rằm giêng hát bội Phò An
Để “mọi quyền hành, lực lượng đều nơi dân”
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"
Người Bình Định và làng Việt tại Pleiku


© Copyright 2007 - 2024 Gosanh.vn 
BẢO TÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH VIJAYA - CHAMPA - BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: khu du lịch Bãi Dại - phường Ghềnh Ráng - T/P Quy Nhơn - Bình Định.
Điện thoại: 84.0913472778 - 84.0946940666. Email: museum@gosanh.vn