TRĂM NĂM NHÀ CỔ
07.09.2007 15:55 - 1961
Mỗi nhà trên của nhà lá mái có hơn 30 cột. Các cột này đều làm từ gỗ quý hiếm mà các chủ nhân nhà lá mái xưa phải cơm ăn cơm dỡ, chiến đấu với cọp beo ở đập Đá Vải (cách Long Bình chừng 1,5 km) mới đốn đủ ngôi nhà này. Cụ Bùi Trần Châu nói rằng, sau các trận bão lớn, dừa xung quanh ngã đổ đập lên mái, nhưng sườn nhà không thể suy suyển. Bên ttrong nhà lá mái đến 3 gian thờ, và hệ thống liễn, khám, trang thờ… đều được trạm trỗ rất nhiều hoa văn, chữ Hán cổ…
VĨ THANH CỦA NHÀ CỔ Nhưng, trừ nhà cụ Bùi Trần Châu còn được bảo quản tốt (do thay mái tranh bằng mái ngói), còn lại hai ngôi nhà lá mái của Ma Đồng và bà Ma Thị Quới đều ở trong tình trạng hư hại nhiều. Tất cả các vách của hai ngôi nhà trên đã bị bong từng mảnh lớn, và mối mọt đã tấn công hệ thống sườn nhà. Ông Ma Đồng nói : “Bảy nhà lá mái của họ Ma chỉ còn hai cái này. Chúng tôi rất muốn giữ nguyên vẹn bởi những ngôi nhà này mang nhiều dấu ấn của ông cha tiên tổ, nhưng bảo quản nhọc công và tốn kém quá. Chỉ riêng mái tranh, cứ độ 5 năm là phải thay một lần, tốn ít nhất phải 2 triệu, chưa kể công lợp. Thêm nữa, mối mọt đã phá hưu nhiều đòn tay và kèo rồi, nên lo là không bao lâu nữa nhà sẽ bị sập”. Cả hai người họ Ma có nhà lá mái đều cho rằng nếu có tiền, họ sẽ phá bỏ ngôi nhà đang sống để xây dựng ngôi nhà hiện đại hơn. Như vậy là nguy cơ nhà lá mái ở Phú Yên bị “tuyệt chủng” là có thể xảy ra trong vài ba năm tới. Trong khi đó, theo Giám đốc Bảo tàng Phú Yên Phan Đình Phùng, thì : “Kiến trúc nhà lá mái rất quan trọng ở Phú Yên vì đó là văn hóa ở, và có cả văn hóa sinh hoạt gia đình. Chính vì vậy mà nó là đối tượng cần được bảo tồn”. Với chỉ 3 ngôi nhà, theo chúng tôi, việc bảo vệ và phát huy giá trị của nó là không tốn kém nhiều. Thiết nghĩ các ngành chức năng của Tỉnh nên tìm một phương pháp để phối hợp với chủ nhân để bảo quản nhà lá mái như : hỗ trợ vốn sửa sang lại (theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để không sai lệch), hoặc mua lại để nghiên cứu, bảo trì (nhiều tỉnh đã thực hiện với những nhà cổ đặc biệt). Trong lúc còn phải chờ đợi, những người thực hiện bài viết này nghĩ rằng UBND huyện Sông Cầu, đặc biệt là Phòng VHTT huyện, nên vận động những chủ nhân của 3 ngôi nhà lá mái bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng của những ngôi nhà vốn rất hiếm hoi trên. Bởi dẫu sao, đồng bào Việt Nam có câu : “Cái nhà là nhà của ta Công khó, ông cha làm ra Chúng ta hãy giữ gìn lấy Muôn năm với nước non nhà ...” Xin lấy bài đồng dao Việt Nam làm đoạn kết cho bài viết này
|