
TRANG CHỦ |
|
GỐM CỔ GÒ SÀNH |
|
BẢO TÀNG GỐM GÒ SÀNH |
|
- Gốm Thờ Tự |
|
- Gốm Ngự Dụng |
|
- Gốm Thương Mại |
|
- Hoạt động và sự kiện |
|
TƯ LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU |
|
BÌNH ĐỊNH XƯA VÀ NAY |
|
- Võ Nghệ |
|
- Ẩm Thực |
|
- Văn Học |
|
- Âm Nhạc |
|
TỪ TRONG DI SẢN |
|
ẢNH GOSANH.VN |
|
VIDEO |
|
LIÊN KẾT |
|
|
|
|
 |
 |
|
|
|
|
[08.11.2007 19:17]
Vừa qua, tại cửa biển Hà Ra (thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ), đã phát hiện những cổ vật, cho phép đoán định rằng nơi đây tồn tại một tàu đắm có chứa cổ vật. Để thông tin thêm với bạn đọc về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Bá Hòa - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh. |
|
“Tham vọng của chúng tôi là đặt dấu son trên bản đồ gốm thế giới”
|
|
[02.11.2007 13:29]
Nhà trưng bày Gốm cổ Gò Sành thì nay đã nổi danh trong giới chơi cổ vật và những người nặng lòng với vốn văn hóa cổ truyền. Chủ nhân của nhà trưng bày, ông Nguyễn Vĩnh Hảo, thì cũng đã được quen tên. Tuy nhiên, còn một đồng chủ nhân khác, khá kín tiếng của nhà trưng bày, người luôn đứng phía sau để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trưng bày, thì lại ít người biết. Đó là ông Bùi Xuân Vinh, hiện là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Bắc Thăng Long Hà Nội. Một cuộc phỏng vấn ngắn với ông Bùi Xuân Vinh tại Quy Nhơn.  |
|
Tìm cổ vật dưới đáy đại dương
|
|
[25.10.2007 19:38]
Thời gian qua, các thợ lặn tìm sắt phế liệu ở cửa Thị Nại đã tìm thấy rất nhiều bình, tô, bát, đĩa, âu, cốc, chén… của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Việc này giúp khẳng định thêm về giả thuyết: vùng biển Bình Định từng nằm trong lộ trình và cũng là nơi dừng chân trao đổi mua bán của các thương thuyền xa xưa trên tuyến hải hành Bắc - Nam trong khu vực. |
|
Miền gốm cổ Gò Sành
|
|
[29.09.2007 19:50]
Gốm không xa lạ trong đời sống vật chất và tinh thần cộng đồng người Việt Nam. Thổ Hà mạnh về gốm men nâu chảy từ trong xương gốm ra tràn đầy lãng mạn; Bát Tràng nổi tiếng men sắc trắng vừa tinh tế vừa thực dụng; Phù Lãng nổi tiếng với men nâu thô mộc, chắc khỏe; gốm Chăm cổ Avamarati (vùng Quảng Nam) cũng thành danh với gốm gia dụng đất nung men nâu luôn gây cảm giác u hoài... Rồi gốm Đông triều, gốm Bình Dương, gốm Cây Mai, mỗi nơi một vẻ, một hồn thiêng. |
|
Gốm Champa Gò Hời-Bình Định
|
|
[15.09.2007 08:21]
Gốm là những thông điệp tốt nhất của quá khứ dành cho hiện tại. Nó không chỉ phản ánh kỹ thuật, mỹ thuật, mà còn là một nhịp cầu nối liền các bến bờ xa xăm. Vậy mà hơn 100 năm nghiên cứu văn hoá Champa dường như người ta quên mất gốm. Mãi cho đến những năm gần đây, việc nghiên cứu gốm Champa mới được các nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm.  |
|
Bình Định và “con đường tơ lụa trên biển”
|
|
[24.08.2007 05:23]
Những năm gần đây, hàng loạt cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước đã tìm thấy nhiều con tàu cổ đắm với hàng trăm ngàn cổ vật ở vùng biển Việt Nam tại Phú Quốc, Hòn Dầm (Kiên Giang), Hòn Cau (Vũng Tàu), Cà Mau, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Bình Thuận. Vừa qua, Bình Định cũng xác định được một tàu cổ đắm tại vùng biển cửa Hà Ra (xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ). |
|
Khai quật khu di chỉ lò gốm Gò Sành - Bài 1
|
|
[23.08.2007 22:04]
Lời giới thiệu Nhiều hiện vật khai quật được tại các di chỉ khảo cổ là những đồ vật có giá trị, trước hết cho chúng ta biết cuộc sống thường nhật của con người sống ở vào thời kỳ đó. Trong số này, những hiện vật được phát hiện gần đây là các loại đồ gốm với số lượng lớn được tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ ở các vùng ven biển Đông Nam Á. . |
|
Hào quang Gò Sành
|
|
[14.08.2007 06:12]
Bình Định - cái tên này gợi lên trong tâm trí người Việt Nam về một miền địa linh nhân kiệt, quê hương của Tây Sơn Tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Trong cả nước, hình như chỉ có duy nhất nơi đây mới là đất mang danh của một dòng võ - võ cổ truyền Bình Định. Song đâu phải chỉ có vậy. Những ngày trú tại đây, trong căn nhà của võ sư Nguyễn Vĩnh Hảo giữa thành phố Quy Nhơn, với sự tận tình chỉ bảo của Ông, tôi đã khám phá ra nhiều điều gắn liền cùng miền đất ngập tràn ánh nắng này. |
|
Lò gốm Gò Sành
|
|
[07.08.2007 04:52]
Cũng giống như từ tiếng Thái “Tao-Hai” (nói một cách văn vẻ là “lò chum, vại”), dẫn đến việc phát hiện hai địa điểm có lò gốm cũ ở miền bắc Thái Lan sau khi xem xét toàn bộ khu làng có cùng tên, “Gò Sành”, dịch nghĩa ra là “gò đồ sành”, tên gọi của một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam, đã dẫn đến việc phát hiện có lẽ là một lò nung gốm ở đó. Ngôi làng này nằm cách Quy Nhơn, thành phố ven biển thuộc tỉnh Bình Định 10 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc, trên đường đi Pleiku, Tây Nguyên. Được một người chơi đồ cổ ở Sài Gòn thuê tìm, cư dân trong làng trong những tháng đầu năm 1974 đã tìm thấy những chứng cứ về một khu lò nung cổ: bao thơi, ve lòng và con kê, cùng nhiều mảnh vỡ và đồ phế phẩm của lò nung. Viện bảo tàng quốc gia Sài Gòn có nghe nói đến những phát hiện đó, song do thiếu kinh phí và phương tiện đi lại nên họ đã không thể đến tận nơi xem được. [1] |
|
Chuyển đến trang [trước] 1, 2, 3, 4, 5 [sau] |
|
|
 |
|